

Tác giả - tác phẩm: Ánh sáng cứu rỗi Ngữ văn 12 Cánh diều
Hướng dẫn tìm hiểu Tác giả - Tác phẩm: Ánh sáng cứu rỗi Ngữ văn 12 Cánh diều về Bảo Ninh (tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác,...) tác phẩm: Ánh sáng cứu rỗi (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật,....)
1.Tác giả Bảo Ninh
a. Tiểu sử, cuộc đời
- Tiểu sử
- Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952), tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ông là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Ông sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình
- Cuộc đời
- Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
- Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ.
- Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
b. Sáng tác văn chương
- Năm 1987 xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn.
- Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

2. Tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 với nhân đề Than phận của tình yêu. Đoạn trích dưới đây trích từ chương 6, kể lại kỷ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong ký ức chiến tranh của Kiên.
b. Bố cục
- Tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi được chia làm 3 phần
+ Phần 1 ( Từ đầu… Hòa đứng dậy): Cuộc chạy thoát thân của Kiên cùng đồng đội.
+ Phần 2 ( Trên đường về… làm nóng lớp vỏ thép): Hành động của Kiên và Hòa khi gặp lính Mỹ.
+ Phần 3 ( Sau đấy chẳng thấy ai… thời quá khứ): Hồi tưởng của Kiên về quá khứ và nỗi mất mát hi sinh về đồng đội lúc trước.
d. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Chiến tranh là tội ác lớn nhất đối với những chiến sĩ, những đồng đội, người kháng chiến. Chiến tranh đã khiến cho Kiên và Hòa xa rời nhau mãi mãi để rồi khiến Kiên trở nên day dứt, đau khổ khi nhớ về quá khứ, nhớ về những người đồng đội đã hi sinh trong cuộc chiến phi nhân đạo. Qua đoạn trích tác giả đề cao tình bạn, tình đồng chí - tình cảm cao đẹp, keo sơn khi sãn sàng khi sinh thân mình để bảo vệ đồng đội. Qua đó lên án thực dân, đế quốc xâm phạm chủ quyền dân tộc và đề cao hòa bình dân tộc.