

Tác giả - tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc Ngữ văn 12 Cánh diều
Hướng dẫn tìm hiểu Tác giả - Tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc Ngữ văn 12 Cánh diều về Hồ Chí Minh (tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác,...) tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật,....)
1.Tác giả Hồ Chí Minh
a. Tiểu sử, cuộc đời
- Tiểu sử
- Hồ Chí Minh ( Sinh năm 19 tháng 5 năm 1890 – mất năm 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, còn được biết với tên gọi Bác Hồ, là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam.
- Theo gia phả của dòng họ Nguyễn quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1945 – 1969, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945 – 1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956 – 1960, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951 cho đến khi qua đời.
- Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, Bác được cho là đã sử dụng 50 đến 200 bí danh khác nhau.
- Ngoài hoạt động chính trị, Bác Hồ cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.
- Cuộc đời
- Người học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
- Sớm có lòng yêu nước. Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước
- Bác hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
- Ngày 3-2-1930, Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Năm 1941, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng trong nước
- Tháng 8-1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
- Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945.
- Ngày 2-9-1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
- Người đã lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- Người từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.
b. Sáng tác văn chương
- Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh
+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước.
+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu.
+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ…)
c. Giải thưởng, vinh danh
- Đại hội đồng nhất trí thông qua bản Nghị quyết Vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Unesco công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1987.

2. Tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc
a. Thể thơ
- Tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc thuộc thể thơ: Thất ngôn bát cú.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được sáng tác năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi Hà Nội để lên chiến khu Việt Bắc lập căn cứ suốt chín năm chống lại thực dân Pháp.
c. Bố cục
- Bố cục bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc có thể chia thành 4 phần
+ Phần 1: Hai cầu đầu: Cảnh thiên nhiên Việt Bắc
+ Phần 2: Hai câu tiếp theo: Việc ăn uống tại Việt Bắc
+ Phần 3: Hai câu tiếp theo: Sự lạc quan của Bác
+ Phần 4: Hai câu cuối: Niềm tin của Bác vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.
d. Ý nghĩa tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc
- Ý nghĩa: thông qua việc miêu tả thiên nhiên và điều kiện nơi chiến khu Việt Bắc, ta thấy rõ được sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ.
e. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Bài thơ tràn đầy sự lạc quan, giản dị, nghị lực của Bác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn ở chiến khu Việt Bắc nhưng Bác vẫn hướng lòng mình đến thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp của tự nhiên khiến lòng Người luôn tràn đầy năng lượng mới.
- Gía trị nghệ thuật
Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng với ngôn từ gần gũi, giản dị, cùng hình ảnh thơ trong sáng, dễ hiểu tác phẩm đã cho ta thấy được cảnh rừng Việt Bắc thật là tươi mới và hùng vĩ. Dẫu trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến nhưng Bác vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan cùng niềm tin, sức mạnh tiến về phía trước.