Tác giả - tác phẩm: Quan thanh tra Ngữ Văn 12 Cánh Diều
Hướng dẫn tìm hiểu Tác giả - Tác phẩm: Quan thanh tra Ngữ Văn 12 Cánh Diều về tác giả Gôn-gô (tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác,...) tác phẩm Quan thanh tra (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật,....).
1. Tác giả Gôn-gô
a. Tiểu sử, sự nghiệp
- Tiểu sử
+ Tên khai sinh: Nikolay Vasilyevich Gogol
+ Năm sinh: 1809 - 1852
+ Bút danh: N. V. Gogol
+ Nghề nghiệp: Văn sĩ, kịch tác gia, phê bình gia, thi sĩ
- Cuộc đời
+ Thời đầu sự nghiệp: Giai đoạn 1820 - 1828, các giảng sư ở quê nhà thấy Mykola Gogol có chút năng khiếu nên tiến cử ông tới Nizhyn học trường nghệ thuật.
+ Thời kì Peterburg: Năm 1828, Mykola Gogol bỏ học tới Sankt-Peterburg, Năm 1831, Gogol cho ra đời tập truyện Ukraina đầu tiên, năm 1832 ông tiếp tục hoàn thành tập thứ 2, năm 1835 ông gộp hai tập truyện này dưới chung một tiêu đề Migorod và cho ra đời hai tập tạp văn có tên Arabesques.
+ Năm 1834, Gogol được bổ nhiệm làm Giáo sư Lịch sử Trung đại của Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg
+ 1832-1836, Gogol dồn hết năng lượng vào công việc.
+ Từ năm 1836 đến năm 1848, Gogol sống ở nước ngoài, qua lại hai nước Đức và Thụy Sĩ.
+ Năm 1836, Gogol sống ở Italy và nảy sinh tình cảm yêu mến cho thành Rome
+ Năm 1848, Gogol trở về Nga sau cuộc hành hương tới Jerusalem, ông dành những năm cuối đời cho chuyến đi không ngừng khắp đất nước.
b. Sự nghiệp văn học
- Năm 1831, Gogol cho ra đời tập truyện Ukraina đầu tiên, năm 1832 ông tiếp tục hoàn thành tập thứ 2, năm 1835 ông gộp hai tập truyện này dưới chung một tiêu đề Migorod và cho ra đời hai tập tạp văn có tên Arabesques.
- Năm 1836, vở kịch Quan thanh tra được công diễn tại Nhà hát Quốc gia Sankt-Peterburg.
- Năm 1842, tiểu thuyết những linh hồn chết được xuất hiện dưới tựa đề của bên kiểm duyệt - Những cuộc phiêu lưu của Chichikov.
- Một số sáng tác tiêu biểu của Gôn-gô
+ 1831 - 1832: Những buổi tối ở thôn ấp gần Dikanka (tập truyện ngắn)
+ 1835: Mirgorod (tập truyện ngắn)
+ 1835: Ả Rập (tập truyện ngắn)
+ Bức chân dung (truyện ngắn)
+ Một chương trong cuốn tiểu thuyết lịch sử xưa cũ (truyện ngắn)
+ Đại lộ Nevsky (truyện ngắn)
+ Người tù binh Kavkaz (truyện ngắn)
+ Nhật ký một người điên (truyện ngắn)
+ 1836: Cái mũi (truyện ngắn)
+ 1836: Quan thanh tra (hài kịch)
+ 1842: Chiếc áo khoác (truyện ngắn)
+ 1842: Những linh hồn chết (tiểu thuyết)
+1847: Những đoạn chọn lọc từ các lá thư gửi bạn (tập thư và tiểu luận)
c. Phong cách sáng tác của Gôn-gô
- Các sáng tác của ông xoay quanh chủ đề về hiện thực và huyền ảo, mang đậm giá trị nhân văn và bài học sâu sắc.
- Từ trào lưu cổ điển đến trào lưu hiện thực đều được xuất hiện trong mỗi tác phẩm của ông.
- Tính khí bi quan và bí ẩn được hình thành từ rất sớm trong Gôn-gô, vì thế các sáng tác đều được tác giả chú trọng đến yếu tố này.
2. Tác phẩm Quan thanh tra
a. Thể loại
- Tác phẩm Quan thanh tra thuộc thể loại hài kịch
b. Phương thức biểu đạt
- Tác phẩm Quan thanh tra là thể lọai tự sự
c. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Vở kịch gồm năm hồi, đoạn trích thuộc Hồi năm
d. Bố cục
- Gồm 2 phần:
+ Phần 1: (Lớp VIII): Thực hư về danh tính thật - giả của quan thanh tra.
+ Phần 2: (Lớp cuối cùng): Quan lại và nỗi lo lắng khi có lệnh triệu kiến của quan thanh tra.
e. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
+ Châm biếm, phê phán và chế giễu những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội.
+ Phản ánh một xã hội bất công, sự dụng lợi của nhiều tầng lớp trong xã hội.
- Giá trị nghệ thuật
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, thú vị
+ Tạo hình nhân vật chân thưc, phản ánh hiện thực cụ thể
+ Sử dụng ngôn từ tinh tế, dễ đọc.