Tác giả - tác phẩm: Tự tình 2 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức
Hướng dẫn tìm hiểu Tác giả - Tác phẩm: Tự tình 2 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức về tác giả Hồ Xuân Hương (tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác,...) tác phẩm Tự tình 2 (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật,....).
1.Tác giả Hồ Xuân Hương
a. Tiểu sử, cuộc đời
- Tiểu sử
- Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX
- Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.
- Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".
- Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân di mặc của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916
- Cuộc đời
- Theo Giai nhân di mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn (1704 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An.
- Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh (1706 – 1783) cũng người Quỳnh Đôi
- Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ họ Hà ( ? – 1814) người trấn Hải Dương.
- Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài.
- Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn.
- Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học
- Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822
b. Sáng tác văn chương
- Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán
- Các tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương
+ Thơ chữ Hán: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù
+ Thơ chữ Nôm: Bánh trôi nước, Bỡn bà lang khóc chồng, Cái kiếp tu hành, Cái nợ chồng con, Cái quạt, Chùa Quán Sứ, Chợ Trời Chùa Thầy, Cảnh chùa ban đêm, Cảnh thu, Dệt cửu, Dỗ người đàn bà khóc chồng, Đá Ông Chồng Bà Chồng, Đèo Ba Dội, Đền Sầm Đống, Đồng tiền hoẻn, Động Hương Tích, Giếng thơi, Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hoá…
c. Ảnh hưởng
- Nghệ Thuật
+ Truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp).
+ Âm nhạc "Bánh Trôi Nước" (2017), phổ nhạc bởi nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và Dương Đại Dương (Triple D), thể hiện bởi ca sĩ Hoàng Thùy Linh trong chương trình Hòa âm Ánh sáng (mùa 2).
+ Chèo Hồ Xuân Hương (1988), Thùy Linh và Bùi Đức Hạnh soạn, Bùi Đắc Sừ đạo diễn.
+ Loạt họa phẩm Minh họa thơ Hồ Xuân Hương (Bùi Xuân Phái), họa phẩm Thi sĩ Hồ Xuân Hương (Phùng Di Thuần).
+ Tiểu thuyết "Tình sử Hồ Xuân Hương" (Bùi Bội Tỉnh).
- Giáo dục
+ Trong học đường, hai bài Bánh trôi nước và Tự tình II được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở (Lớp 7, tập 1) và Trung học phổ thông (Lớp 10, tập 1 thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều xuất bản hoàn toàn mới vào năm học 2022-2023 ) và (Lớp 11, tập 1 thuộc bộ sách giáo khoa cũ).
+ Tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội,... sinh viên chuyên ngành Văn học Việt Nam được học bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
d. Giải thưởng, vinh danh
- Hiện nay ở Việt Nam có những con đường, con phố mang tên bà
- Ngày 23/11/2021, tại Paris, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua trong danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023” UNESCO đã kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
2. Tác phẩm Tự tình 2
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ
- Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
- Hoàn cảnh sáng tác
- Hồ Xuân Hương tuy là người phụ nữ bản lĩnh nhưng luôn sống trong sự cô đơn, buồn tủi bởi chuyện tình duyên đầy trắc trở, hai lần đều mang phận làm lẽ. Phải chăng, bài thơ Tự tình II được sáng tác trong hoàn cảnh đó, để qua đây, bà gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân và bày tỏ khát vọng hạnh phúc gia đình.
b. Thể Thơ
- Tự tình 2 có thể thơ là: Thất Ngôn
c. Bố cục
- Tự tình 2 bố cục được chia làm 2 phần
+ Phần 1 ( Tiếng gà văng vẳng… cớ sao om): Phần đầu tả về không gian đêm khuya vắng, cô quạnh và tâm trạng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
+ Phần 2 ( còn lại): Phần còn lại nữ sĩ đã nghĩ về bản thân mình, nghĩ về thân phận và tuổi xuân của bản thân đã bị chôn vùi và già hóa nơi đây, nhưng bà vẫn khát khao hạnh phúc cho bản thân.
d. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, cô đơn, vừa phẫn uất trước duyên phận khi phải chung chồng, cũng như số phận phải 2 lần đều làm vợ lẽ, bà đã gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng được mưu cầu hạnh phúc và tài năng độc đáo của Hồ Xuân Hương.
- Gía trị nghệ thuật
Với thể thơ thất ngôn, nghệ thuật gieo vần, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã khiến cho bài thơ trỏ nên da diết, sâu lắng trong lòng người đọc. Bài thơ được viết bàng chữ Nôm đã diễn tả tâm trạng của tác giả, diễn tả nỗi khổ người phụ nữ phong kiến xưa khi phải chung chồng, phận vợ lẽ và nỗi khát khao được mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.