Thiên trường vãn vọng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Thiên trường vãn vọng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time20/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Thiên trường vãn vọng bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Thiên trường vãn vọng - SGK Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Thiên trường vãn vọng


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. 

- Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288).

- Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và cũng là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. 

- Trần Nhân Tông còn là vị thiền sư sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc.

2. Phong cách nghệ thuật

- Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hững yêu nước và hào khí Đông A; cảm xúc rất tinh tế, lãng mạn, sâu sắc mà vẫn gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh vừa chân thực, bình dị vừa giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Đặc biệt, thơ ông luôn thể hiện cái nhìn trìu mến, nâng niu; tình cảm gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân.

Thiên trường vãn vọng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này.

- Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

- Tác phẩm "Thiên Trường vãn vọng" đã thể hiện được tinh thần yêu nước của Trần Nhân Tông.

2. Thể loại

Thiên trường vãn vọng thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

3. Bố cục 

Gồm 2 phần

- Phần 1: 2 câu đầu: Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà

- Phần 2: 2 câu cuối: Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà

4. Giá trị nội dung

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo

- Nhịp thơ êm ái hài hòa

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Thiên trường vãn vọng

Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Trả lời:

- Thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng là thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Các yếu tố nhận biết: Có 4 câu thơ trong một bài, mỗi câu 7 chữ, chữ cuối ở các câu 1,2 và 4 vần với nhau. Bốn câu thơ tương ứng với 4 phần là đề, thực, luận, kết.

Câu 2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Trả lời:

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều hoàng hôn muộn. 

- Khung cảnh làng quê hiện ra trước mắt tác giả mờ mờ như khói phủ, nửa thực, nửa ảo. Cảnh vật có cũng như không. Hai câu thơ đã miêu tả hình ảnh làng quê đẹp mơ màng, yên tĩnh. Không gian buổi chiều muộn đã gợi cho tác giả một nỗi buồn man mác, trước khung cảnh tĩnh mịch nơi quê hương. Đó cũng chính là nét tinh tế của tác giả trước những vẻ đẹp rất giản dị.

Câu 3. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng

- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng

=> Ở hai câu này, tác giả cảm nhận bức tranh làng quê bằng cả thị giác và tính giác khác hẳn 2 câu đầu. Điều này đã gợi ra một không gian rộng lớn, thoáng đãng với bầu trời cao rộng và con người, động vật hối hả về nhà. Có một sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo cho tác giả lẫn người đọc có cảm giác thân quen, gần gũi ở chốn thôn quê.

Câu 4. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

- Không gian: trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam

+ Cảnh vật: “bán vô bán hữu” – phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo

+ Không gian này đã cho thi sĩ một cảm giác khác lạ: Cảnh vật nửa như cóm nửa như không. Hai câu thơ đã miêu tả hình ảnh làng quê đẹp mơ màng, yên tĩnh. Không gian buổi chiều muộn đã gợi cho tác giả một nỗi buồn man mác, trước khung cảnh tĩnh mịch nơi quê hương. Không gian quê nhà và nỗi nòng của người nhớ quê hương hòa quyện vào nhau tạo một cảm giác hư ảo.

Câu 5. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Trả lời:

Tác giả đã bộc lộ một tình yêu quê hương vô bờ bến qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh quê bằng lời thơ mộc mạc, giản dị và chân thật để miêu tả quê hương mình thật đẹp, thật có hồn. Qua đó có thể thấy, chỉ một người yêu quê hương, đất nước thiết tha thì mới có thể viết được ra những lời mộc mạc, thân thương về đất mẹ. 

Câu 6. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). Cánh cò xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Việt Nam, nhất là ở các đồng quê. Hình ảnh “cò trắng từng đôi” sà xuống như đi tìm mồi, tìm chốn ngủ cũng là tìm chốn bình yên ở mảnh đất này. Cũng như vua Trần Nhân Tông bỏ xa nơi phố thị ở kinh thành về với thôn quê yên bình.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Thiên trường vãn vọng. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question