Thơ trào phúng là gì? Nội dung, Nghệ thuật, giọng điệu thơ trào phúng
Trong kho tàng văn học Việt Nam, đã có rất nhiều thể loại thơ được ra đời và thơ trào phúng cũng là một trong số ấy. Hãy cùng Topbee tìm hiểu Thơ trào phúng là gì? Nội dung, Nghệ thuật, giọng điệu thơ trào phúng nhé!
Thơ trào phúng là gì?
- Thơ trào phúng là thể thơ dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho nhận thức, suy nghĩ của con người. Thông qua đó, phê phán cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người, đi ngược lại những đạo đức xã hội. Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống.
- Thơ trào phúng vạch ra cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn của sự vật. Những mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và bản chất bên trong của sự vật. Qua đó, nội dung của bài thơ cũng làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng. Bởi vậy, cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay là những lời nói mát mẻ sâu cay.
- Thơ trào phúng được chia ra làm hai loại: thơ châm biếm và thơ đả kích.
Nội dung trong thơ trào phúng
- Thơ trào phúng thường sử dụng tiếng cười để phê phán, lên án những vấn nạn trong cuộc sống, về những thói hư tật xấu của con người bằng lối nói hài hước. Nội dung của thơ trào phúng cũng là để so sánh sự mâu thuẫn của cái khách quan bên ngoài đối với cái chủ thể bên trong của sự vật, sự việc. Qua việc phê phán, lên án ấy cũng là những lời khuyên rút ra bài học về nhận thức, suy nghĩ cũng như đạo đức của con người trong cuộc sống xã hội.
Nghệ thuật trong thơ trào phúng
- Thơ trào phúng thường dùng những yếu tố nghệ thuật sau:
+ Lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay là những lời nói mát mẻ sâu cay
+ Những yếu tố bất ngờ trong mạch thơ
+ Dựa vào kết cấu của bài thơ
+ Những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường hay là phá vỡ những khuôn khổ quen thuộc của cuộc sống.
Giọng điệu trong thơ trào phúng
- Trong thơ trào phúng có một số loại giọng điệu cơ bản: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích,…
- Giọng điệu hài hước: Là cách đùa cợt nhẹ nhàng nhưng mang đậm chất sâu cay trong lời nói.
Ví dụ: Tự trào I - Phạm Thái
- Giọng điệu mỉa mai - châm biếm: Là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lo-gic, đảo lộn những trật tự thông thường mà chúng ta luôn biết. Qua đó, tạo nên những tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu của con người trong xã hội.
Ví dụ: Hỏi thăm quan tuần mất cướp - Nguyễn Khuyến.
- Giọng điệu đả kích: Là một cấp độ cao hơn của thơ trào phúng. Giọng điệu đả kích thường phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả về đối tượng được nhắc tới, được bàn tới.
Ví dụ: Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương.