Thuyết trình về hang đá giáng sinh
image hoi dap
image hoi dap

Thuyết trình về hang đá giáng sinh

icon-time23/12/2023
(1 đánh giá)

Mỗi mùa Giáng sinh ấm áp, an lành, mọi người đều háo hức, tất bật chuẩn bị chào đón ngày Chúa sinh ra đời. Một trong những truyền thống, vẻ đẹp đã tạo nên ngày lễ Noel không thể không kể đến hang đá Giáng sinh – ta có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp giáo xứ hay thậm chí ở mỗi gia đình Công giáo. Sau đây, hãy cùng Topbee Thuyết trình về hang đá giáng sinh, cùng cảm nhận vẻ đẹp diệu kỳ của hang đá Giáng sinh và bài học sâu sắc mà Chúa muốn gửi gắm đến những người con của mình nhé!

Thuyết trình về hang đá giáng sinh

Thuyết trình về hang đá giáng sinh

“We wish you a merry Christmas

We wish you a merry Christmas

We wish you a merry Christmas and a happy new year

Good tidings we bring to you and your kin

We wish you a merry Christmas and a happy new year”

Một mùa Giáng sinh an lành nữa lại đến, mỗi chúng ta đều nô nức, háo hức chuẩn bị chào đón mùa giáng sinh tươi vui, ấm áp cùng gia đình, bạn bè, người thân của mình. Đặc biệt là những người theo đạo Thiên Chúa giáo, đây có thể xem như là ngày đặc biệt nhất trong năm, bởi đó là ngày lễ kỉ niệm chúa Jesus ra đời. Không những vậy, Noel còn là ngày lễ mọi người cùng nhau tụ họp, sum vầy, đón Giáng sinh và cả năm mới sắp đến. Người người nhà nhà đều háo hức, rộn ràng chuẩn bị cho một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp. Và đặc biệt, cứ đến mùa Noel, ta lại có thể dễ dàng bắt gặp những hang đá Giáng sinh được dựng lên ở khắp giáo xứ hay thậm chí ở mỗi gia đình Công giáo.

Hang đá Giáng sinh là một trong những khám phá tuyệt vời của Thánh Phanxicô thành Assisi, và chính ngài ấy là người đã phổ biến và lan truyền rộng rãi truyền thống làm hang đá Giáng sinh trong đời sống Công giáo. Chuyện kể rằng, vào những năm 1223, Phan-xi-cô Assisi gặp một người thầy tu tên Jean Velita, và ngỏ ý rằng muốn được cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn, chào đón ngày Chúa ra đời, tại hang Bê-lem. Ngài sử dụng những vật dụng gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ như: cỏ khô, một con lừa, một con bò, để khắc họa nên khung cảnh bò và lừa năm xưa chầu quanh Chúa Hài Đồng. Ý tưởng ấy đã được thầy tu thực hiện, và đã được lan truyền khắp nơi, từ đó, mọi người đều làm hang đá và cây thông để chào đón Giáng sinh, mừng ngày chúa sinh ra đời.

Sau khi mọi thứ dần trở nên phổ biến và phát triển, những thứ được đặt trong hang đã cũng dần thay đổi, tùy theo văn hóa ở mỗi vùng miền mà hang đá có những cách bố trí, đặc điểm khác nhau. Điểm chung của nó là mọi người đều đặt trong hang đá những bức tượng chủa những vị thánh linh thiêng, cao quý: Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, Thánh Joseph, Ba vua, các thiên thần, mục đồng, các con vật như bò, lừa,… Mỗi nhân vật, mỗi bức tượng đều có những ý nghĩa riêng của mình

Thuyết trình về hang đá giáng sinh

Tượng Chúa Hài Đồng tuy là bức tượng nhỏ nhất nhưng lại được đặt ở trung tâm của hang đá. Người được quấn một chiếc khăn trắng, đặt trong một chiếc máng vơi chứa đầy cỏ khô lót bên dưới. Hình ảnh đã khắc họa nên bức chân dung người là một người có đời sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn đến vô sản, chiếc khăn là dấu hiệu sẽ là chiếc khăn liệm xác Ngài, sau khi Ngài chuộc tội cho nhân loại trên núi Sọ.

Đức Mẹ Maria là bức tượng được chạm khắc, khắc họa hình ảnh người mẹ đang chìm sâu trong sự thờ lạy, những khuôn mặt lại thể hiện sự âu lo, băn khoăn, lo lắng. Dù có nhiều âu lo, nghĩ suy, mẹ vẫn một lòng tin vào tình thương của thương quan phòng của Thiên Chúa, vào Đấng tối cao.

Tượng Thánh Giuse là bức tượng không thể thiếu trong hang đá. Người khoác trên mình một chiếc áo choàng rộng, tượng trưng cho sứ mệnh cao cả mà đầy thách thức của Chúa Cha đã giao phó. Trên tay Ngài luôn cầm một chiếc đèn, tỏa sáng, soi sáng để bảo vệ Chúa Giêsu Kito và người mẹ Đức Trinh Nữ Maria.

Các Thiên Thần mang trong mình niềm tin, sự lạc quan, đi báo tin từng cho vị mục đồng đang ngủ, trên môi luôn ngân lên những câu hát vui ca, hát mừng điệu nhạc “Gloria in excelsis Deo”, “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Mục đồng là tác phẩm điêu khắc, tượng trưng cho những tầng lớp người dân nhỏ bé, nghèo hèn được Chúa đặc biệt quan tâm.

Thuyết trình về hang đá giáng sinh

Các con vật quen thuộc như bò, lừa tượng trưng cho những bầy tôi đồng hành cùng với Chúa từ những ngày chập chững vào đời. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của hai con vật này còn mang ý nghĩa Chúa Giêsu đã nhận lấy mọi tội lỗi của nhân loại và người đã sẵn sàng hiến tế bản thân mình cho những tội lỗi, để đền tội cho nhân loại. Chúa Giuse được đặt bên phải, cạnh những con bò đang ngắm nhìn Chúa Hài Đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin, bảo vệ chúa Giesu.

Có thể thấy, mỗi bức tượng đều mang trong mình những câu chuyện và ý nghĩa riêng, gắn bó thân thiết, sâu sắc với đời sống Chúa Giesu. Thông qua hang đá Giáng sinh đã truyền tải, gửi gắm thông điệp, sự màu nhiệm của Chúa và những bài học giàu giá trị triết lí. Và Chúa luôn muốn gửi gắm và truyền dạy đến những người con lối sống khiêm nhường, tử tế, bao dung, biết yêu thương và lan tỏa tình yêu đến với mọi người. “Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một hài nhi để nói với chúng ta rằng, Người gần gũi với con người, dù chúng ta ở trong bất cứ hoàn cảnh nào”.

Vậy nên, cứ đến mỗi mùa Giáng sinh, chúng ta hãy dành một chút ít thời gian ngắm nhìn, thư thái, suy niệm, tận hưởng cảm giác ấm cúng, bình yên bên cạnh những Hang đá Giáng sinh. Khi ấy, ta sẽ cảm nhận được tình yêu của Chúa luôn nồng nàn và bên cạnh chúng ta bất cứ lúc nào.

“Hang đá khơi dậy rất nhiều điều kỳ diệu và khiến chúng ta cảm động bởi vì nó biểu lộ sự dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng hạ mình đến với sự nhỏ bé của chúng ta, Đấng trở nên nghèo khó để mời gọi chúng ta đi theo con đường khiêm nhường để gặp và phục vụ Người với lòng thương xót dành cho những anh chị em nghèo khổ nhất”. (Hồng Thủy – Vatican).

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question