Tìm hiểu về thân thế, tài năng, sự nghiệp và những đóng góp của Trạng nguyên Vũ Duệ đối với quê hương, đất nước
image hoi dap
image hoi dap

Tìm hiểu về thân thế, tài năng, sự nghiệp và những đóng góp của Trạng nguyên Vũ Duệ đối với quê hương, đất nước

icon-time8/9/2023

Vũ Duệ - vị Trạng nguyên đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Canh Tuất, người con quê hương đất Tổ Vua Hùng là một người nổi tiếng về tài năng học vấn và tấm lòng trung nghĩa với nước, với dân. Cùng đi Tìm hiểu về thân thế, tài năng, sự nghiệp và những đóng góp của Trạng nguyên Vũ Duệ đối với quê hương, đất nước để hiểu rõ hơn về người này nhé!


1. Tiểu sử cuộc đời của Trạng nguyên Vũ Duệ

Tiểu sử cuộc đời của Trạng nguyên Vũ Duệ

- Vũ Duệ sinh năm 1468, mất năm 1522, tên thật của ông là Vũ Nghĩa Chi, sau được vua Lê Thánh Tông cho đổi tên là Vũ Duệ. Ông là một danh thần nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

- Ông là người làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, Sơn Tây (nay thuộc làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Được biết đến là người thông minh từ nhỏ, 7 tuổi đã đọc thông, viết thạo và biết làm thơ thì đến năm 22 tuổi, dưới thời vua Lê Thánh Tông, ông thi đỗ Trạng nguyên cùng khoa với Ngô Hoán (đỗ Bảng nhãn) và Lưu Thư Ngạn (đỗ Thám hoa).

- Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV, đỗ Tiến sĩ năm 1442 và đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.


2. Những đóng góp của Trạng nguyên Vũ Duệ đối với quê hương, đất nước

Những đóng góp của Trạng nguyên Vũ Duệ đối với quê hương, đất nước

- Đời vua Lê Hiến Tông, ông giữ chức Tản trị thừa tuyên sứ ty, tham chính xứ Hải Dương.

- Đời vua Lê Chiêu Tông, ông giữ chức Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ nhập thị Kinh diên, hàm Thiếu bảo, tước Trình Khê hầụ và được ban phong là Trinh ý công thần.

- Vũ Duệ đã để lại cho kho tàng văn học ta một số tác phẩm nổi tiếng, hiện còn bài văn bia soạn năm 1521 cho kỳ thi năm 1514 tại Văn miếu Quốc tử giám và hai bài thơ chép trên bia đá tại Lam Kinh khu lăng mộ Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao cùng bảy bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục. 

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question