Tóm tắt truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp
image hoi dap
image hoi dap

Tóm tắt truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp

icon-time22/4/2024

Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả bắt đầu nổi tiếng từ sau năm 1975. Các tác phẩm của ông mang tính chất của văn học “hậu hiện đại”. Và Không có vua là một trong những tác phẩm như vậy. Dưới đây Topbee sẽ Tóm tắt truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp để thấy được nội dung của truyện ra sao nhé


Tóm tắt truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp - Mẫu số 1

“Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp là câu chuyện về một gia đình bảy người gồm: ông Kiền, cậu Cấn – con trai trưởng và là một thương binh, cô Sinh – vợ cậu Cấn, Đoài – công chức ngành giáo dục, Khiêm là nhân viên lò mổ thuộc Công ty thực phẩm, Khảm – sinh viên đại học và Tốn là đứa con út bị bệnh thần kinh. Tuy là người một nhà nhưng mọi người đối xử với nhau vô cùng bạc bẽo, lạnh lùng, không có tôn ti trật tự và chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân là “Tiền”. Không khí trong nhà lúc nào cũng ồn ào, không hoà thuận. 

Vào ngày giỗ của bà Nhớn – vợ lão Kiền, có em trai bà Nhớn cùng bạn bè của Đoài và Khảm tham dự. Sinh thì lúi húi dưới bếp, Khảm cùng mấy bạn học ngồi nói chuyện với nhau. Đoài tranh thủ lúc không có ai lại buông lời trêu ghẹo khiến Sinh bật khóc. Cấn thấy nhà bếp lộn xộn nên mắng Sinh và xô đổ chống bát rồi bỏ đi. Khoảng hơn hai giờ chiều, Khiêm đi làm về thì lầm lầm lì lì chẳng chào hỏi ai. Lão Kiền thì say rượu nằm ngủ trên giường. Không thấy Tốn đâu Khiêm hỏi Cấn, vì nhà có giỗ nên Cấn đã nhốt Tốn vào

Sinh bị mất chiếc nhẫn, mọi người trong nhà đều cho rằng là bạn của Khảm lấy, Khảm cùng Cấn đi đòi chiếc nhẫn. Sinh đi tắm, lão Kiền bắc ghế lên nhìn trộm con dâu. Chuyện đó bị Tốn trông thấy, kéo Đoài đến chỉ vào lão Kiền đang đứng kiễng chân. Thấy thế, Đoài tát Tốn một cái, lão Kiền vội tụt xuống ghế và nép vào cửa. Tốn lau nhà, thấy chiếc nhẫn rơi dưới gầm tủ bèn đưa cho Sinh. Chập tối, Cấn và Khảm về với bộ dạng nhấch nhác, bẩn thỉu. Lão Kiền bảo “Tìm thấy nhẫn rồi” khiến cho Cấn tức giận tát Sinh một cái. Cấn định đánh thêm nhưng bị Đoài nhảy ra cản lại. Sinh uất ức úp mặt vào thành giường khóc nức nở. 

Tóm tắt truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp

Thấm thoắt đã đến ngày tết, lão Kiền đi rút lãi tiết kiệm mua vài món cho Tốn và Sinh, còn lại đưa cho Cấn giữ hết. Khiêm phải đi tỉnh mua lợn nên vắng nhà mấy ngày liền. Tiệm cắt tóc của Cấn lúc nào cũng đông khách, Khảm cũng ra phụ cắt tóc thay anh. Đoài lúc nào cũng gạ gẫm Sinh nhưng Sinh đã quyết liệt từ chối. Lúc giao thừa chỉ có Khiêm, Tốn và Sinh ở nhà. Ông bà Hiển cho con rể đi xe máy xuống mời lão Kiền với Cấn lên phố chơi từ chập tối. Đoài với Khảm thì dẫn hai cô Mỹ Trinh và My Lan lên chùa hái lộc. Khiêm bày gà lên bàn thờ, Sinh lúc này cũng ăn mặc đẹp đẽ khác hẳn mọi ngày. Khiêm mừng tuổi cho chị Sinh, Sinh lại mừng tuổi cho Tốn. Đến một giờ sáng lão Kiền với Cấn về. Một lúc sau, Đoài với Khảm cũng về. Cả nhà ăn uống đến ba giờ, chợp mắt một tí lại dậy chuẩn bị làm cỗ, khấn vái qua loa, lại ăn uống. Lão Kiền và vợ chồng Cấn đi chúc Tết. Đoài ở nhà ra tiếp nhà hàng xóm sang chúc Tết. Ba ngày tết trôi qua một cách nhanh chóng, lòng đường lúc này chỉ còn đầy xác pháo. 

Vào cuối tháng ba, Sinh bắt đầu thèm ăn chua, tắt kinh, thỉnh thoảng lại nôn oẹ, triệu chứng có thai. Tháng năm thì lão Kiền lại ốm, chạy chữa Tây y lẫn Đông y nhưng đều không khỏi. Đến tháng Mười, bác sĩ phát hiện lão có u não. Vì chạy chữa quá tốn kém nên mọi người trong gia đình có ý định cho lão Kiền chết đi thì hơn. Hôm lão mổ não, trừ Sinh với Tốn, mấy anh em đều kéo nhau lên bệnh viện, ca mổ kéo dài bốn mươi hai phút. Ngồi ngoài phòng chờ, không ai lo cho tình hình của lão mà chỉ nghĩ đến việc di chúc. Sau khi đưa lão Kiền về, bà Hiển trên phố xuống thấy anh mình vật vã đau đớn nên bắt Khiêm đèo lên phố đến nhà bà bạn để chép kinh vô thường. Đến chập tối, Khiêm vào đọc kinh, lúc đầu lão Kiền vật vã lắm, sau đó nằm yên rồi từ từ ra đi. 

Sau hôm giỗ của lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái. Sau khi đón Sinh về, mọi người làm tiệc mừng. Cấn với Khảm đi chợ, Khiêm nếu nướng, Đoài và Tốn thì dọn nhà. Cả nhà lúc này cùng nhau tụ họp ăn mừng mặc kệ cho người đưa thư thông báo về đám tang của người thân.


Tóm tắt truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp - Mẫu số 2

Truyện ngắn “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp xoay quanh cuộc sống gia đình của lão Kiền. Lão Kiền là thợ sửa xe đạp, vợ lão mất sớm nhưng lão không tái hôn. Trong nhà có năm người con trai, cậu Cấn là anh cả cũng là một thương binh. Dưới cậu Cấn có bốn em trai, chênh nhau một, hai tuổi là Đoài – công chức ngành giáo dục, Khiêm là nhân viên lò mổ, Khảm đang là sinh viên đại học và Tốn là đứa con út bị bệnh thần kinh nên người bị teo tóp, dị dạng. Sinh – vợ của Cấn về làm dâu nhà lão đã mấy năm nay. Cô lo mọi việc bếp núc trong gia đình. Tuy sống chung dưới một mái nhà nhưng không khí lúc nào cũng không mấy vui vẻ và hoà thuận. 

Vào ngày giỗ của bà Nhớn – vợ lão Kiền, có em ruột của bà là cậu Vỹ đến và vợ chồng cô em gái lão Kiền. Khách dự có anh Minh – trưởng phòng cùng cơ quan với Đoài và ba bạn học cùng lớp với Khảm. Sinh lúc này vẫn đang bận bịu dưới bếp còn Khảm thì đang tán tỉnh cô bạn của mình. Lúc không có ai dưới bếp, Đoài buông lời trêu ghẹo chị Sinh, khiến chị bật khóc. Cấn lúc này đi vào thấy mắt vợ đỏ hoe, phòng bếp thì bừa bộn nên tức giận xô đổ chồng bát rồi bỏ đi. Chồng bát vỡ khiến Sinh oà khóc. Vì trong nhà có tiệc nên Cấn đã nhốt Tốn vào trong cái buồng cạnh nhà xí mà trước đây là chuồng lợn nay để tan cũi. Lúc Khiêm về, biết chuyện nên đã va vào đạp vào Cấn khiến hắn gãy mất một chiếc răng. 

Buổi chiều sau khi sinh rửa bát xong thì phát hiện mình bị mất chiếc nhẫn. Đoài nghi ngờ bạn của Khảm đã lấy mất chiếc nhẫn nên Cấn và Khảm đã qua nhà bạn Khảm để lấy lại chiếc nhẫn. Sinh dọn dẹp một lúc rồi xuống đi tắm. Lão Kiền loay hoay dưới bếp, đi vài bước rồi lại quay lại, bắc ghế trèo lên xem Sinh tắm. Tốn thấy thế kéo Đoài xuống bếp, Đoài cau mặt tát Tốn một cái rất đau. Tốn quay lại lau nhà, vô tình thấy được cái nhẫn rơi dưới gầm tủ bèn đưa cho Sinh. Đến tối, Khảm và Cấn quay về với bộ dạng bẩn thỉu, nhếc nhách thì lão Kiền bảo đã tìm thấy nhẫn rồi khiến cho Cấn càng thêm tức giận tát Sinh một cái. Đoài nhanh chóng cản lại, Sinh ấm ức úp mặt vào thành giường mà khóc. 

Đến Tết, lão Kiền đi rút tiền lãi tiết kiệm ngân hàng mua cho vài món cho Tốn và Sinh, còn lại bao nhiều đều đưa cho Cấn giữ. Đoài chỉ quanh quẩn ở bếp để buông lời gạ gẫm với Sinh nhưng Sinh đã kịch liệt từ chối. Đến lúc giao thừa chỉ có ba người là Khiêm, Tốn và Sinh ở nhà, mọi người đều đã đi hết. Khiêm bày con gà lên bàn thờ, mừng tuổi cho chị Sinh. Sinh lúc này cũng ăn mặc đẹp đẽ khác hẳn thường ngày. Một giờ sáng lão Kiền và Cấn về, một lúc sau Khảm với Đoài cũng về. Cả nhà cùng nhau ăn uống, chợp mắt nửa tiếng lại lục đục dậy làm cỗ, khấn vái qua loa rồi lại ăn uống. Lão Kiền và vợ chồng Cấn đi chúc Tết, Đoài ở nhà đón khách. Cứ thế ba ngày Tết trôi qua một cách nhanh chóng. 

Cuối tháng ba, Sinh có triệu chứng mang thai. Tháng năm lão Kiền lại bị ốm, chạy chữa khắp nơi nhưng lại không khỏi. Đến tháng mười, phát hiện lão có u não, tiền thuốc quá đắt khiến cho mọi người suy nghĩ đến việc có lẽ lão chết đi thì hơn. Hôm lão Kiền mổ não, mọi người ai cũng đến bệnh viện ngoại trừ Sinh và Tốn. Ngồi ngoài phòng chờ, các anh em bàn nhau về việc phân chia tài sản. Một lúc sau, bác sĩ đi ra, Cấn vào gặp bác sĩ và đưa lão Kiền về. Nghe tin anh mình bị bệnh, bà Hiển trên phố xuống thăm. Bà Hiển bắt Khiêm đèo lên phố, qua nhà bà bạn chép kinh vô thường để về đọc. Khiêm vào đọc kinh, lúc đầu lão Kiền đau đớn, vật vã rồi từ từ nằm yên và ra đi. 

Sau đám giỗ của lão Kiền được một trăm ngày thì chị Sinh đẻ con gái. Mọi người đón Sinh về và cùng nhau làm tiệc mừng. Hai cô My Lan và Mỹ Trinh cũng đến dự, còn mua cả hoa. Mọi người vui vẻ cùng nhau ăn uống, trò chuyện. Bỗng có người đưa thư đến thông báo cậu Vỹ đã mất nhưng lúc này mọi người cũng không quan tâm mà gác mọi chuyện sang một bên để tiếp tục ăn uống, chúc mừng.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question