Tóm tắt truyện Những ngọn gió Hua Tát
image hoi dap
image hoi dap

Tóm tắt truyện Những ngọn gió Hua Tát

icon-time22/4/2024

Bản Hua Tát – bản nhỏ của người thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Dông ở Tây Bắc lại trở thành nội dung chính của tập truyện Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện xoay quanh cuộc sống của con người ở bản Hua Tát với nhiều câu chuyện khác nhau. Theo dõi bài biết dưới đây của Topbee để hiểu nội dung của truyện hơn nhé!


Tóm tắt truyện Những ngọn gió Hua Tát - Mẫu số 1

Truyện ngắn “Những ngọn gió Hua Tát” của Nguyễn Huy Thiệp là những câu chuyện cổ về bản Hua Tát – bản nhỏ của người thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Dông ở Tây Bắc. Đến với Hua Tát, khách sẽ được mời ngồi trên bếp lửa, uống sừng rượu cần và sẽ được chủ nhà mời nghe một câu chuyện cổ. Những câu chuyện ấy nói nhiều đến nỗi đau con người nhưng chính hiểu rõ những nỗi đau ấy mà trong ta mới nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức và lòng cao thượng tình người. 

Câu chuyện thứ nhất nói về Trái tim hổ, mọi người trước đây đều cho rằng trái tim hổ là vị thuốc thần có thể chữa được mọi loại bệnh. Nhiều trai tráng trong làng phải mất mạng vì muốn có được trái tim hổ để chữa bệnh cho Pùa. Trong đó có Khó – một chàng trai mồ côi cha mẹ. Cuối cùng hổ chết vì mất đi trái tim quý giá, Pùa cũng chết dần vì không có trái tim hổ chữa bệnh còn Khó mất vì bị hồ vồ tơi tả. 

Câu chuyện thứ hai là Con thú lớn nhất cho ta thấy được sự trừng phạt của tự nhiên khi săn bắt quá mức. Lão thợ săn được xem là một tay súng cự phách khi không con vật nào có thể thoát khỏi tay lão. Nam ấy vì động rừng nên cây cỏ xơ xác, chim chóc trốn biệt. Vì kiệt sức, có lần lão đã giương súng bắn một con công đang xoè cánh, nhưng khi đến gần lão mới phát hiện đó là vợ mình đang đi rừng đợi lão về, tay mụ đang cầm bộ lông chim công. Lão định dùng xác vợ mình để làm mồi nhử và rồi tự kết liễu đời mình và đã thành công thực hiện được mong ước “bắn được con thú lớn nhất đời mình”. 

Câu chuyện thứ ba là về nàng Bua, thiên nhiên luôn hào phóng với con người. Ở Hua Tát có người đàn bà tên Lò Thị Bua – một thiếu phụ với chín đứa con. Mọi người trong bản đều không thích nàng vì mọi người trong bản đều sống theo nền nếp gia đình, vợ có chồng, con có bố. Nam ấy, rừng Hua Tát nhiều củ mài vô kể, nàng Bua cùng các con kéo nhau đi đào. Một lần nàng đào được một cái hủ sành sứt mẻ và vô cùng ngạc nhiên vì trong đó chức rất nhiều thoi vàng, thoi bạc lấp lánh. Nàng trở thành người phụ nữ giàu nhất vùng, lấy một người thợ săn hiền lành, goá vợ, không có con cái. Cuối cùng nàng mất vì trở dạ đẻ. Đám ma nàng, cả cộng đồng Hua Tát đi đưa như một lời tha thứ cho nàng. 

Tóm tắt truyện Những ngọn gió Hua Tát (ảnh 1)

Câu chuyện thứ tư về chàng Hặc mồ côi đến cầu hôn con gái trưởng bản. Sự trung thực của chàng đã vượt qua hết mọi chàng trai khác và thành công lay động được đất trời, lấy được con gái của trưởng bản. 

Câu chuyện thứ năm về Hoàng Văn Nhân – một người tiếng tăm trong gia đình săn bắn. Không nghe lời các bô lão trong làng, ông cho con vào rừng săn bắn từ rất sớm. Trong một lần đi săn, ông đã giết con sói đầu đàn và lia súng vào đàn sói con đang chụm vào nhau. Thằng San gỡ con sói con mang về nuôi. Bi kịch xảy ra trong ngày sinh nhật của thằng San khi con sói đã cắn nát cổ của thằng bé. Cuối cùng, ông Nhân mới thức tỉnh mọi chuyện và quyết định chặt bỏ dây xích để cho con sói trở về rừng. 

Câu chuyện thứ sáu về ông Lò Văn Pành là ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Tuy lớn tuổi nhưng sức khoẻ tốt so với các chàng trai trong làng. Hôm ấy, ông Pành cưỡi ngựa đến Mường Lưm vô tình gặp được Muôn, hai người đứng trú mưa cùng nhau. Sau khi trở về, ông Pành đã qua để hỏi cưới Muôn nhưng bị bố Muôn đặt ra điều kiện là phải chặt được cây gỗ lim to nhất ở đỉnh Phu Lương. Ông Pành leo lên đỉnh núi, bập được nhát rìu đầu tiên thì kiệt sức, chết vì bị vỡ tim.

Truyện thứ bảy về chiếc tù bị bỏ quên. Vì năm ấy Hua Tát bị sâu phá hoại nên trươngr bản phải tìm cách khắc phục điều đó. Ông dẫn con trai đến nơi chôn cất hài cốt của tổ tiên, lấy được một sợi dây bạc treo đồ. Trong lúc dọn dẹp đồ đạc, Mao – con trai trưởng bản thấy cái tù ở trên gác xếp, anh lấy sợi dây đeo vào tù và rúc thử vài lần. Kì diệu thay, nạn sâu đen phá hoại đã được giải quyết. 

Câu chuyện về chàng Sạ luôn mong muốn sống một cuộc đời phi thường. Chàng bỏ bản Hua Tát đi sang nơi khác để rồi đến khi sống hơn nửa đời người trở về. Chàng mới nhận ra sống ở bản Hua Tát mới chính là cuộc sống phi thường nhất. Sau khi chàng mất, người ta cử hành trang trọng hệt như đám tang một vị vương hầu. 

Câu chuyện thứ chín diễn ra khi nạn dịch ở Hua Tát bắt đầu. Lù và Hếch là cặp vợ chồng vô cùng khắng khít nhưng vì tính hay mê cờ bạc nên Lù đã không biết Hếnh đã bị nhiễm bệnh. Về đến bản chỉ thấy cung quanh toàn vôi trắng, biết Hếnh vẫn còn sống, Lù vội đào ngôi mộ lên và đem Hếnh sang làng khác chữa trị. Cuối cùng, Lù bị lây bệnh, cả hai đều chết và chôn chung một huyệt. 

Câu chuyện cuối cùng là về nàng Sinh – một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát. Một hôm, có khách lạ từ dưới xuôi lên ông muốn tìm người có thể nhấc được hòn đá trong miếu chàng Khó. Trùng hợp thay Sinh là người có thể dễ dàng nhấc được hòn đá lên. Ông khách thấy vậy xin được dẫn Sinh đi, từ đó nàng sống trong sự sung sướng. Ở Hua Tát có con đường rải đá đi bên ngoài thung lung, người ta gọi đó là đường nàng Sinh.


Tóm tắt truyện Những ngọn gió Hua Tát - Mẫu số 2

“Những ngọn gió Hua Tát” là tuyển tập những truyện ngắn của người dân làng Hua Tát được Nguyễn Huy Thiệp khám phá và ghi chép. Chỉ khi bạn là một khách công minh, chính trực thì chủ nhà mới kể cho bạn nghe những câu chuyện cổ về bản. Trước đây, ở làng có tương truyền về sự nhiệm mầu của trái tim hổ. Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên Pùa, xinh đẹp khó có ai bì được nhưng lại bị liệt hai chân, chỉ nằm một chỗ. Các trai tráng trong làng vì muốn chữa bệnh cho nàng mà đã đi săn hổ. Trong đó có Khó – một người bị dị dạng, mồ côi cha mẹ. Cuối cùng, hổ chết nhưng trái tim của nó lại rơi vào tay người khác. Khó vì bị thương nên sau đó cũng mất. Người ta chôn con hổ ở nơi nó mất và từ đó cũng không ai nhắc lại về huyền thoại đó nữa (Trái tim hổ).

Ngày ấy, ở Hua Tát, có một gia đình ngụ cư chuyển đến. Người chồng là tay thợ săn cự phách và vô cùng tàn nhẫn. Cuối năm ấy, Hua Tát bị động rừng khiến cho cây cối thì xơ xác, chim cóc cũng biến mất. Năm ấy, người dân vô cùng vất vả. Có lúc, lão đi cả tuần liền nhưng không bắt được con gì. Lão về nhà nhưng ngẫm nghĩ một lúc lại lên rừng. Lần này, lão ngửi thấy mùi thú rừng, lão giương súng lên bắn trúng một con công. Khi đến gần, lão mới phát hiện đó là vợ mình, trên tay đang cầm một nhúm lông công. Lão định dùng xác vợ mình làm mồi nhử nhưng rồi lại tự kết liễu đời mình, thực hiện được ước nguyện “săn được con thú lớn nhất đời mình” (Con thú lớn nhất). 

Hay trong làng có câu chuyện về nàng Bua – goá phụ sống với chín đứa con. Không ai trong làng cảm thấy thích cô vì cô đi ngược lại với những tục lệ cổ truyền trong làng, con phải có cha, vợ phải có chồng. Tuy nhiên nhờ sự may mắn của thiên nhiên năm ấy, Bua đào được hủ vàng và trở thành người giàu nhất vùng. Nàng lấy chồng nhưng rồi lại không may qua khỏi trong lúc trở dạ. Đám tan nàng, mọi người trong làng đều đến như một lời tha thứ dành cho nàng cũng như nàng cũng tha thứ cho họ. 

Ở thôn có cô con gái của trưởng ban tên Hà Thị E, tài sắc vẹn toàn. Mọi người ai cũng mong cô lấy được người chồng tốt. Tuy nhiên các chàng trai đến cầu hôn đều không thật sự khiến nàng hài lòng. Chính sự trung thực của Hặc đã khiến nàng chấp nhận. Đêm ấy cả làng tổ chức một tiệc xoè vui nhất trước giờ.

Tóm tắt truyện Những ngọn gió Hua Tát (ảnh 2)

 

Hua Tát có một gia đình thợ săn họ Hoàng. Đến Hoàng Văn Nhân thì tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng. Ông không nghe lời khuyên từ các bô lão mà cho con vào rừng từ sớm. Có một lần đi săn, ông đã giết đi con sói đầu đàn, con ông mang con sói con đem về nhà. Đến sinh nhật mười ba tuổi của con, một bi kịch bất ngờ đã xảy ra. Đứa con bị con sói cắn vào cổ, chất ngay tại chỗ. Cuối cùng, ông dùng rìu chặt đứt dây xích thả con sói về rừng. 

Lò Văn Pành là một ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Tuy lớn tuổi nhưng sức ông có thể chấp nổi muôn người trai tráng. Một lần đi qua Mường Lưm mua trâu, ông vô tình gặp Muôn, hai người cùng nhau trú mưa rồi ông đem lòng cảm mến nàng, muốn hỏi cưới nàng. Hôm sau ông sang nhà nàng hỏi cưới nhưng cha nàng đặt ra một điều kiện là phải chặt được cây gỗ lim to nhất đỉnh Phu Lương mang về. Người ta đồn rằng sau khi chặt nhát đầu tiên, ông đã kiệt sức và chết vì bị vỡ tim.

Ở nhà trưởng bản có một cái tù không biết bị sót lại từ khi nào. Năm ấy, trong rừng xuất hiện một loại sâu đen kỳ lạ. Chúng ăn hết mọi loại lá cây. Để giải quyết vấn đề đó, trưởng bản mới cùng con trai mình đi đến nơi đựng tro cốt của tổ tiên, bị kẻ thù phục kích, bị cắt lưỡi. Con trai trưởng bản có mang một sợi dây bạc mang về từ nơi đựng hài cốt. Một hôm, anh thấy chiếc tù và đeo sợi dây đó vào, tiếng tù rúc lên đến đâu, sâu rụng đến đấy. Diệt xong nạn sâu, bản Hua Tát mở hội ăn mừng. Sáng sáng lại có một hồi tù vang dội cất lên. 

Trong bản có chàng trai tên Sạ - kẻ điên rồ nhất bản Hua Tát. Sạ luôn muốn sống một cuộc đời phi thường, thích phiêu lưu, nghịch ngợm. Nghe lời rủ rê của một gã buôn muối, Sạ bỏ làng Hua Tát đi đến vùng đất khá với ý muốn tạo nên sự tích phi thường. Đi hơn nửa đời người, cuối cùng Sạ quay về làng và nhận ra sống ở làng mới chính là cuộc sống phi thường nhất mà hắn từng làm. 

Năm ấy, Hua Tát xảy ra nạn dịch. Ở bản có hai vợ chồng là Lù và Hếnh vô cùng yêu thương nhau. Mãi vì tính ham chơi mà Lù không biết rằng Hếnh đã mắc bệnh dịch. Đến khi về bản, chỉ thấy mọi thứ tan hoang. Lù khóc nức nở và phát hiện Hếnh vẫn chưa chết. Chàng đưa Hếnh đi chữa bệnh rồi bị lây. Cuối cùng cả hai mất và được chôn chung một huyệt. Đó như một minh chứng cho tình cảm thuỷ chung của họ. 

Ở bản còn có một thiếu nữ mồ côi tên Sinh. Nàng phải làm lụng vất vả để có thể trang trải cuộc sống. Một hôm, có khách lạ từ dưới xuôi lên, ghé qua miếu chàng Khó trong làng để nhấc thử hòn đá lên bàn thờ nhưng không tài nào nhấc được. Ông kêu mọi người trong làng đến nhấc thử nhưng không ai có thể nhắc hòn đá ấy lên được. Đến khi Sinh đến, Sinh có thể nhấc nó lên một cách dễ dàng. Chàng xin rước Sinh về, cho nàng một cuộc sống sung sướng. Ở Hua Tát, con đường rải đá đi ra bên ngoài thung lũng, con đường nhỏ, vừa lối đi, hai bên đầy cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì, con đường đó được gọi là Đường Nàng Sinh.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question