Tóm tắt truyện Tết ở làng địa ngục
Tết ở làng địa ngục là một tác phẩm kinh dị. Dưới đây là bài tóm tắt truyện Tết ở làng địa ngục.
Tóm tắt truyện Tết ở làng địa ngục
Cuốn sách Tết Ở Làng Địa Ngục do tác giả Thảo Trang viết là một trong những tác phẩm văn học kinh dị đậm chất Việt Nam. Tác phẩm lấy nguồn cảm hứng từ câu thơ:
“Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm”.
Truông nhà Hồ là một vùng đất hoang vu, hẻo lánh, là xào huyệt của một băng cướp nguy hiểm. Chúng đã sát hại dã man một gia đình buôn tơ lụa, giết chết hàng trăm người đi ngang qua đó. Người thì bị chém đầu, người thì bị đâm thấu tim, người thì bị rạch bụng. Thế nhưng bọn chúng vẫn để thoát người vợ đàn mang bầu của ông chủ buôn tơ lụa. Từ sau vụ cướp, truông nhà Hồ nổi lên vị quan tên Nguyễn nổi tiếng thông minh, tài giải, bày bố trận để tiêu giệt đám cướp. Quan đã tìm được xào huyệt của bọn cướp và giải về kinh chịu tội, nhưng vẫn để hơn chục tên bỏ thoát. Chúng chỉ là những tên cướp sai vặt bỏ trốn được nhờ lấp vào một cái giếng. Cuối cùng, Họ đã di chuyển đến một vùng đất hoang vu quanh năm và xây dựng lên ngôi làng mang tên làng địa ngục. Làng địa ngục tựa như một ngôi làng bị bỏ từ lâu nhưng lại tuân theo phong tục của người dân Bắc Bộ. Ngôi làng ấy biệt lập với thế giới bên ngoài, chủ yếu họ tự cung tự cấp, săn bắt, hái lượm. Tổ tiên của họ từng gây ra nhiều vụ thảm sát, khiến máu đổ thành sông, nên con cháu đời sau luôn sống trong nỗi sợ bị báo oán. Họ không dám tự ý băng rừng rời khỏi làng bởi khiếp hãi các thế lực quỷ dị xung quanh.
Ông Thập là trưởng làng, là người có uy quyền nhất. Ông cũng là người duy nhât có thể mang hàng hóa ở trong làng địa ngục đi bán, trao đổi. Một hôm làng địa ngục xuất hiện một lão ăn xin cụt chân và người bốc lên mùi hôi thối, lão Thập đã cho kẻ ăn xin tiền và bánh chưng lạnh để ấm bụng. Ở làng địa ngục vào buổi tối xuất hiện hàng trăm con đom đóm lập lòe. Đom đóm càng nhiều chứng tỏ những vong hồn vương vẩn càng nhiều.
Vào một đêm cuối năm, ông Thập - trưởng làng và cũng là người duy nhất có thể xuống núi an toàn - được ba con rắn báo mộng rằng Làng Địa Ngục sắp gặp họa lớn. Ở làng địa ngục còn xảy ra vụ mẹ con thằng Đậu bị rắn cắn chết và xác của hai mẹ bị đào lên, hiênn lên một xác rắn. Cuối cùng, ông Thập đã quyết định rời khỏi làng địa xuống Hoàng thành Thăng Long để tìm người lý giải giấc mơ cho mình và ông đã mang vải ra chợ bán. Bỗng nhiên, lão ăn mày hôi thối hôm trước xuất hiện và trả ơn lão Thập đã cho hăn một bữa no, hắn đã giúp ông Thập giải mã những giấc mơ của mình bằng cách xem vận cho ông. Trời đổ mưa, ông lão ăn mày đột nhiên biến mất, ông Thập phải vào nhà dân để tá túc, ông đã vào nhà của lão Tam- gọi là Tam Quỷ. Cậu Tam kể lại cho ông Thập về câu chuyện của thằng Tứ bán cháo lòng. Lão ăn mày yêu quỷ đấy đã xem vận cho thằng Tứ và đến đêm nó treo cổ chết. Người ta nghĩ cái chết của thằng Tứ là do lão ăn mày kia xui nó.
Câu chuyện về sọ rượu ngâm hiện lên thật đáng sợ qua lời kể của lão ăn mày. Lão ăn này đến để giải oan cho mình và hắn kể lại câu chuyện sọ rượu. Người ngâm sọ rượu không ai khác chính là lão Tứ cháo lòng với mục đích là có thể trò chuyện với ma quỷ. Chính Tứ cháo lòng là người đã dùng dao giế chết vợ và đứa con của mình. Sau khi hỏi về giấc mơ ba con rắn của mình, ông thập quay trở về làng của mình.
Vào ngày 23 tháng Chạp năm ấy nhằm lễ tiễn Táo quân, ngôi làng địa ngục đã bắt đầu xảy ra án mạng. Mẹ của Thị chiêm bước ra ngoài cửa, bị một cơn gío lạnh thốc vào người bà khiến mồm bà méo xệch và ngất lịm đi. Cụ Khảm là một thầy thuốc có tiếng đến chữa cho mẹ cô, nhưng ngày mẹ cô càng nặng hơn và bà đã chết cứng từ bao giờ. Rồi tiếp theo là cái chết của Hạnh- cô bạn thân của Chiêm ở dưới dòng sông đang bị những con cá chéo rỉa. Trong lúc ông Thập hôn mê, cô Hạnh đã nhập vào Chiêm và ông quyết định khăn gói đi gặp lão ăn mày kia. Lão ăn mày cùng ông Thập và lão Tam đã quyết định đi vào làng địa ngục.
Đến sáng 26 tháng Chạp thì Thị Thập ngửi thấy mùi khét và bà thấy một ngưòi đàn ông trần chuồng đang bị nướng như con lợn mang lên nướng. Đó là con trai của Võ Tòng. Hồi trước, Võ Tòng có nướng cá ăn và mời những đứa trẻ trong làng ăn, đến đêm chúng bị đau bụng.
Tam Quỷ và lão ăn mày được ông thập đưa đến ở nhà của thằng Đậu. Đến 29 tháng Chạp, trong lúc đang ngủ, Tam Quỷ thấy cuất hiện hình ảnh cậu con trai 18 tuổi và bà mẹ, đó là hồn của mẹ con thằng Đậu hiện về hỏi Tam Quỷ tại sao lại ở trong nhà của họ. Cuối cùng, lão ăn mày và Tam Quỷ đã trở thành người dân của làng địa ngục.
Tết năm nay, người dân ở làng địa ngục vẫn ăn Tết như mọi năm nhưng không được vui vì nhà cụ khảm xảy ra chuyện. Mọi người tỏng làng đến nhà cụ Lam xin chữ và vợ cụ là người bán vàng mã. Thị hài lòng nhất với hình nhân thế mạng và Thị đã biếu Tam quỷ và lão ăn mày hai hình nhân thế mạng.
Truyện Tết Ở Làng Địa Ngục nói lên câu chuyện kinh dị tại một ngôi làng xa xôi trên ngọn núi hoang vu. Từ ngữ sử dụng trong câu chuyện khá kinh hãi, hoài nghi và giận dữ, tạo nên một không khí rùng rợn và ám ảnh. Sự mô tả chi tiết về ngôi làng và nhân vật trong đó khiến người đọc như đang là một phần của câu chuyện, tạo nên sự liên tưởng và hiện thực hóa họa.
Tết Ở Làng Địa Ngục là một cuốn sách kinh dị đậm chất Việt Nam, đã tạo nên tiếng vang với những tác phẩm văn học trực tuyến. Đây là một trải nghiệm độc đáo và thu hút, mang lại những cảm xúc mạnh mẽ và khám phá một thế giới mới lạ