Top 20+ Bài thơ hay về quê hương đất nước của Xuân Diệu
image hoi dap
image hoi dap

Top 20+ Bài thơ hay về quê hương đất nước của Xuân Diệu

icon-time11/3/2024

Một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới phải kể đến Xuân Diệu. “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu đã mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca Việt Nam. Cùng Topbee đọc lại những bài thơ hay về quê hương đất nước của Xuân Diệu để cảm nhận rõ hơn điều này nhé!


Thơ Xuân Diệu về các địa danh

1. Nhớ quê Nam

Đất nước trong tôi là một khối,
Giòng sông Bến Hải chảy qua tim.
Ôi miền Nam, miền Nam
Quê má, quê má yêu,
Quê xinh đẹp trăm chiều;
Ôi miền Nam, miền Nam,
Ôi Bình Định, Qui Nhơn,
Đâu yêu mến cho hơn
Nơi ta lọt lòng mẹ?

Gió biển ở Qui Nhơn,
Khi ta còn đi học,
Tháp Chàm ở Bình Định
Khi ta còn chạy chơi;
Ôi miền Nam, miền Nam,
Ôi mảnh đất khu Năm,
Đất với ta ăn nằm,
Cát sỏi vẫn nuôi ta,
Thuở nô lệ vẫn nuôi ta!

Ôi quê hương bà ngoại,
Chợ búa và bến đò,
Sông tuổi thơ quằn quại!
Hôm nay ta nói thật
Nhớ đứt ruột miền Nam;
Từ hôm ấy về thăm,
Đã mười ba năm, có lẻ.

Quê má, quê má yêu
Ta mang theo sớm chiều,
Mang theo trong giọng nói
Pha Bắc, vẫn Nam nhiều;
Mang trong những chữ, lời
Dùng mỗi khi nói, viết;
Mang trong một nửa người
Miền Nam là máu huyết,
Nửa tâm hồn, tình cảm,
Nào biết dọc hay ngang?

Ôi bao giờ, bao giờ
Ta tắm vào da thịt
Con sông nhỏ Gò bồi,
Qui Nhơn về ngụp biển,
Muối đọng ở vành tai!
Ôi bao giờ, bao giờ
Từ trước ngực, sau vai
Cũng ngập đầy quê má?

Ta hỏi với lưỡi cày
Có sâu và có sắc,
Ta hỏi cùng búa sắt,
Ta tự hỏi bút ta.
Ôi miền Nam, miền Nam
Quê yêu dấu muôn năm,
Ôi mảnh đất hờn căm
Đang nảy thành hoa bão lửa!

12-1959

Top 20+ Bài thơ hay về quê hương đất nước của Xuân Diệu (ảnh 1)

2. Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong

Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ.
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.

Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang,
Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát.
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát,
Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.

Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm.

Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹ,
Nhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giang.
Bà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩa,
Dám gả con cho cách tỉnh, xa đàng.

Tiếng đàng trong, tiếng đàng ngoài quấn quít
Vào giữa mái tranh, giường chõng, cột nhà
Rứa, mô, chừ? cha hỏi điều muốn biết,
Ngạc nhiên gì, mẹ thốt: úi chui cha!

Con trong võng êm lành kêu kẽo kẹt
Ru tuổi thơ theo hai điệu bổng trầm.
Mẹ thảnh thót: qua nhớ thương em bậu;
Cha hát dặm bài “Phụ tử tình thâm”.

Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Muốn ăn nhút, thì về quê với bố.
Muốn ăn quýt, ăn hồng, theo cha mày mà về ngoài đó,
Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ,
Muốn ăn bánh tét, bánh tổ,
Thì theo tao, ở mãi trong này.

            *

Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con.
Cảm ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể!
Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ;
Nên máu con chung hoà cả hai miền.

6-1960

3. Chào Hạ Long

Ta chào ngươi, Hạ Long nghìn vạn đảo
Vạn hòn gieo trên sóng biếc trập trùng;
Bia biển trời với đá xinh kỳ ảo
Dựng muôn đời ca vẻ đẹp non sông!

Ta vào vịnh Hạ Long, hồn diễm lệ
Trải tung ra, quăng lưới bắt muôn trùng.
Đảo gọi đảo, bể lượn rồng giữa bể,
Ta ngả chào vừng non nước Hạ Long!

Đây bản thảo tạo vật còn nặn dở.
Núi, đảo, mây, - đá cùng sóng ngổn ngang.
Đá thuở trước khổng lồ chơi ném thử,
Cây trên mình còn hương vị hồng hoang.

Tàu ta làm chiếc thoi con dệt biển,
Hồn ta làm con én liệng trong không;
Một trang nước trải như vào vĩnh viễn;
Một trang trời chim, với gió song song.

Ôi bao nhiêu, bao nhiêu hào khí đẹp,
Áo Hạ Long Tổ quốc mặc oai hùng!
Mắt ngắm mãi. Lòng hãy còn kinh ngạc.
Tàu ta qua rồi, đẹp vẫn mênh mông.

6-1959

4. Về thăm huyện quê hương đổi mới

Đêm ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ
Những con dế cùng tôi thức suốt năm canh.
Thức những ngôi sao, thức những bóng cành,
Đêm quê hương thương cái hương của đất...

Ngủ không được bởi gió nồm từ biển lên cứ nhắc:
- “Trọn mình anh đã nằm giữa lòng tôi
Khi má anh sinh ra
Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
Nên tới già thơ anh còn được đậm đà thấm thía...”
Ngủ không được bởi nhớ cha tôi là thầy đồ Nghệ
Đem tôi theo ngồi dạy học các làng
Nghe bài chòi cắc cụp cắc ở chợ Tết xã Văn Quang.
Ôm cái cột đình làng Luật Bình rồng lượn...
Tim ta ơi, ta đố em ngủ được
Khi những buổi trưa của tuổi nhỏ lại về:
Đi lượm xoài non rụng với khèo me
Một cái vườn hoang là một địa đàng cho mình khám phá!
Có gì hơn mẹ với con, có chi bằng cơm với cá
“Lục lạc kêu rang rảng, bánh tráng bẻ giòn giòn”
Những ngọt bùi của quê má thân thương
Cái sân trường có trái vông đồng rụng xuống...

Bây giờ Tuy Phước rộng đồng tốt ruộng
Con đê ngăn mặn gió biển ru trời
Đập Thạnh Hoà kênh mương toả xanh tươi
Tiếng trạm bơm động ba hồ chứa nước...
Một mảnh thịt của hồn ta, ôi Tuy Phước!
Bà ngoại ta còn phảng phất ở đâu đây...
Bánh ít lá gai, bấnh ú mập đầy,
Hoa quả bốn mùa cũng từ ngoại mà ra tất cả...

- Đêm ngủ ở Tuy Phước để mà không ngủ
Thức với quê hương như vậy đã vừa đâu.
Nguyện thơ tôi còn được thức mai sau,
Với Tổ quốc, ngày nào còn đất nước!


16/2/1982 - 25/2/1982

5. Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

Lạ thay tình với đất quê hương,
Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ.
Ai hay mỏm đất mấy năm trường
Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó.

Đầu sao cháy bỏng, ruột sao đau,
Vết thương lòng - ở mũi Cà Mau.

Nơi xa nhất là nơi gần nhất:
Mũi Cà Mau, mũi Cà Mau trước mắt!
Đôi bên Bến Hải, nước non nhà
Đâu cũng là Nam, đâu cũng Bắc!

Nắng mưa có thể đổi trăm màu,
Lòng không rời hướng mũi Cà Mau.

Ở đầu sóng gió, mỏm non sông
Như ngực anh hùng Lý Tử Trọng.
Cao hơn sóng gió một Thành Đồng,
Đây chốn đi về, nơi ước vọng.

Tổ quốc tôi như một con tàu,
Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau.

Như dòng máu khoẻ thắm đầu tay,
Như ở đầu cây dòng nhựa trút,
Như sức cung dồn ở mũi tên,
Như sức bút ở đầu ngọn bút:

Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau.

6. Phan Hành Sơn

Phan Hành Sơn! Miền Nam là gió trở
Đất chôn thù, hoa nở Phan Hành Sơn!
Hăm mốt tuổi căm hờn
Diệt địch gấp hai mươi lần số tuổi
Đánh trăm trận, ba năm vào bộ đội
Núi Ngũ Hành vang dội Phan Hành Sơn
Giữa một đêm giao thừa
Biệt mẹ già em dại
Cha đang ở trong tù
Nhà chống chơ nghèo trụi
Mâm cơm cúng ông bà
Ngày tết không kiếm ra
Bảo an, dân vệ sục:
Phan Hành Sơn lìa nhà
Từ đó anh vào quân giải phóng
Có anh đeo súng giữa hành quân
Từ đó lần lượt bao nhiêu Sơn
Sơn, tiểu đội trưởng Xuyên Phú
Sơn trung đội phó Kiểm Bần
Sơn, trung đội trưởng Vĩnh Điện
Sơn đại đội phó Cồn Dầu
Sơn, đại đội trưởng Non Nước
Diệt địch bất kì đâu
Từ đó trận nào Phan Hành Sơn
Cũng nhanh như sóc, mạnh như hổ
Văn Quất tan trong một trận đấu
Anh như lửa khi đầu đã đổ!
Sáu thứ vũ khí vào tay chiến sĩ Phan Hành Sơn
Giặc đã chết rồi còn khiếp sợ
bãi cát trống dài, dài lại trắng
Làm thế nào qua đó Phan Hành Sơn
Đơn vị đã tiến vào Non Nước
Mà quân thù vẫn cứ mơ hồn!
Phá banh đồn Mỹ năm trăm thước
Diệt gọn ba đồn ngụy ác ôn!
Phan Hành Sơn! anh hơn ánh thép
Anh là thân của đất nước mình
Đỉnh núi sắc, dòng sông rộng đẹp
Nhân dân hào, trời biển thông minh...

(1969)


Chùm thơ thể hiện tình yêu quê hương của Xuân Diệu

1. Đất nước

Tôi đứng bờ sông Lam
Tự núi chàm chảy đến;
Đường bóng tre thân mến
Đưa tới bến đò Cung;
Tôi sang rú Treo, thấy biếc rừng thông;
Đi khúc nữa, tôi giữa đồng lúa dịu:
Ôi cái cuộc bao vây huyền diệu
Những là chè, là mít, những là cau!
Những là chòm, là xóm đẹp như nhau!
Quay bốn phía, chỉ một màu: Đất Nước.
Thoang thoảng hương cau lồng phía trước,
Rập rờn lá mít ánh đằng sau.
Những sân con liền tiếp những vườn rau,
Những mái rạ bền lâu như vạn thuở.
Và bờ giếng gốc đa đều rạng rỡ
Bước nông dân phát động dẫm trên đường:
Xã Cát Văn, một mảnh đất Thanh Chương,
Mà tôi thấy cả quê hương nước Việt.

Trong chiến đấu, tình yêu càng thắm thiết:
Khi tốn công trèo hái, trái ngon hơn;
Tay vỡ hoang, ruộng mới quý như con;
Cày cấy khổ, nên thóc liền với ruột.
Làng quê kia, trước tôi nhìn lạnh nhạt,
Khách thị thành vênh váo tạt vài hôm;
Từ khi làm cán bộ Đội về thôn,
Làng quê ấy tôi chăm nom khuya sớm.
Móc đất đắp bờ, lội bùn bì bõm;
Cơm khoai xẻ bát, giường nát chung nằm;
Đèn hắt hiu khêu gợi uất ngàn năm,
Đêm tố khổ chẳng ai cầm nước mắt;
Xong buổi họp chòm, mệt người ngây ngất;
Tiếng hô rần rật Đại hội Nông dân;
Giữa đầu đường, tên địa chủ toàn thân
Như cái dẻ trước dân cày bão táp;
Hai tháng đổi đời, long trời, lở đất,
Bạn cố bần vùng dậy tựa vừng đông:
Tôi với nông dân đấu cật, chung lòng,
Chung câu hò, tiếng thét, lời mong,
Tôi suy nghĩ, tuyên truyền, động viên, xếp đặt,
Như tôi đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Ướt xuống đồng, rơi vào đất Cát Văn:
Nên đến nay tôi thấy đẹp vô ngần
Mỗi mạch máu, mỗi đường gân đất nước.
Cuộc phát động đã xe dây ràng buộc
Tâm hồn tôi liền chặt với non sông;
Thấy nông dân, tôi hiểu bức thành đồng;
Sâu một xã, tôi thấu toàn tổ quốc.
Và từ ấy lòng tôi mê đất nước
Như chiến dịch về, anh bộ đội lớn thêm
Thiết tha nhìn giòng sông chảy xanh êm
Và ánh đẹp chiều vàng trên ruộng lúa
Anh hò hẹn máu anh dù có
Sẽ giữ tròn làng mạc với đồi nương.
Bởi vì:
Nghìn năm Tổ quốc, quê hương
Là hòn đất trộn với xương máu mình.

8-1954

2. Biển lúa

Tôi đã rơi vào biển lúa,
Tôi bơi, bơi, khoái trá lạ thường.
Áo quần tôi ướt mát giọt sương.
Mùi thơm đầy hương lúa, nếp hương.

Theo đợt gió, lựa chiều sóng lúa,
Tôi bơi trên ngút ngàn gợn lụa,
Lúa sắp chín rồi, tôi nghe reo
Những hạt nhiều bằng mấy lúc gieo.

Những hạt căng bằng mồ hôi rỏ hạt,
Những hạt mẩy bằng muôn gàu nước tát.
Những hạt vàng, hạt ngọc xô nhau,
Vẫn dính nhành mà vẫn chạy mau.

Từ Bắc Ninh về huyện Thuận Thành,
Theo vòng xe đạp, trải mông mênh,
Mắt tôi ôm hết bao nhiêu lúa,
Xanh chuyển sang vàng, vàng ấp xanh.

Cảm ơn người không nghỉ bàn tay,
Cảm ơn kẻ cày sâu cấy dày,
Cảm ơn đất nước luôn sinh đẻ
Cho tôi bơi biển lúa một ngày!

Bắc Ninh 11-1959

Top 20+ Bài thơ hay về quê hương đất nước của Xuân Diệu (ảnh 2)

3. Về Tuyên

Đêm nay ta về nằm với Tuyên Quang
Nằm với sông Lô chảy ở đầu giường
Nằm với dưới kia Cây đa Nước chảy
Phía trên là cây số Bảy Hà Giang

Đêm nay ta về nằm với những năm
Kháng chiến gian lao gió núi mưa dầm
Lá mưa rì rầm trời như ngâm nước
Cơ quan trong rừng đêm buốt xuyên chăn.

Đêm nay ta về nằm lại với ta
Áp tai xuống giường, yêu mến bao la
Thấm thía lại những ngọt bùi kháng chiến
Từ phố Tam Cờ qua xóm Ỷ La

Một khúc sông Lô đôi bờ xanh mướt
Ngô khẽ lay cờ, mía ken lá sắc
Đường sâu quanh quất, nhà nhỏ xóm thưa
Đi về này những lối này năm xưa

Đất nước ơi, ta quyện với mình chặt lắm
Nên đi rồi, lòng không thể gỡ ra
Tuyên quang, Tuyên Quang, đâu là mình đất thắm
Và phần nào là hồn thẳm của ta.

Tuyên Quang 1-1960

4. Bà má Năm Căn

Tặng Đoàn Giỏi, tác giả bài “Cây đước Cà Mau”

Bà má Năm Căn bỏm bẻm nhai trầu,
Mặc áo bà ba, đầu búi tóc -
Sao con thấy má là hình đất nước,
Má ơi, ở tận chót Cà Mau.

Là một làng xanh biếc trên sông,
Nằm giữa vùng quanh năm nước ngập,
Vẹt với đước ken dày trùng điệp,
- Những thợ rừng, thợ biển đổ bao công...

Khi má vừa bước đến Năm Căn,
Lơ thơ mới mấy chòi đốn củi;
Cá đặc nước, nhưng rừng còn tối;
Đất hẹp trồng rau lúa khó khăn.

Thương bác trai năm ấy phá rừng,
Cơm chiều đợi, mà chạy tìm: thảm xót!
Bên vũng máu, những lốt in chân cọp,
Cây đước còn dao phập ngang lưng.

Má Năm Căn mấy chục năm tròn
Nuôi hai con, làm nghề cá, mắm.
Chợ Năm Căn cửa nhà xây thắm,
Tôm khô tép lụi cá biển lồng thơm...

Chợ Năm Căn đốt, dựng mấy lần
Năm Căn vẫn cây rừng, cá bể...
Bà má Năm Căn vào “Hội mẹ”,
Nuôi bộ đội từng bữa uống, bữa ăn.

Cảm kích thay bà má Năm Căn
Có một con trai làm trái, rễ,
Cộng hoà vệ binh ngày khởi nghĩa,
Đánh trận Gia Rai vì nước bỏ mình.

Ngập dấu dao xưa, cây đước xanh,
Lá ánh mặt trời che bóng mát
Trên hai nấm mồ cha với con,
Êm đềm gió biển ru phơ phất.

Bà má Năm Căn vẫn đó mà!
Bền bỉ giữ sông và bám đất,
Ham ưa trồng trọt, thích chăn nuôi,
Lòng thuỷ chung như đầy bát nước.

Đoàn thể phê bình má chủ quan,
Gọi ông chủ tịch xã bằng thằng;
Quả tình má trọng như con đẻ,
Không phân tình mẹ với tình dân.

Ôi! má Năm Căn tóc ngả màu
Vẫn còn phải giữ chót Cà Mau,
Ruột liền của má ôm Nam - Bắc,
Lại những đêm ngày cực xót đau.

        *

Bà má Năm Căn, bà má Năm Căn,
Những bà má Năm Căn làm ra đất nước,
Xắn đôi tay áo, buộc khăn rằn,
Đánh chết bọn ăn cướp, ăn cướp!

15-6-1961


Thơ lục bát về quê hương của Xuân Diệu

1. Chòm Văn Sơn

Thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An; một nơi đã có phong trào Xô Viết.

Đường đi một khúc Văn Sơn,
Đỏ tươi đất thịt, xanh rờn hàng cây.
Mía cao ngập mắt; khoai đầy;
Quê hương xinh đẹp nhờ tay lấm bùn.
Mấy đời xây dựng, đắp vun,
Biết bao nước mắt đổ dồn mồ hôi.
Dân cày sớm tối ăn khoai,
Một ngày được bữa trưa vài bát cơm.
Mít xanh làm nhút Thanh Chương,
Có đâu cá thịt - cà tương cầm chừng.
Ruộng thưa nên phải đi rừng,
Đào nâu, đẵn nứa trên lưng gánh gồng.
Trai hơn bốn chục, răng long;
Gái chưa bốn chục đã hòng già mau.
Nhớ năm Xô viết càng đau,
Cường hào, đế quốc chung nhau giết người.
Phong trào dập giữa máu tươi,
Đốt tay làm đuốc, nướng đùi khoan chân.
Nhà thiêu, thiêu cả áo quần,
Ngủ trong chuồng lợn, ở lần ràn trâu.

Khi Đội đến dẫn đầu phát động,
Một cuộc đời mới, rộng mở ra.
Văn Sơn tuy vẫn khoai, cà,
Mà phong cảnh cũ nay đà thắm hơn.
Thằng đầu sọ đã chôn xuống đất,
Bọn ác kia mất mặt, cúi đầu.
Thoả lòng vạch hết khổ đau,
Thênh thênh đất rộng, trời cao của mình.
Khúc đường đất đỏ, cây xanh,
Bước lên thêm chứa chan tình nước non.
Gian lao vất vả dẫu còn,
Thắt lưng cho chặt, cho son, ta làm!
Lòng ta giữ lấy hờn căm
Như dao có lưỡi, như tằm ngậm tơ.
Đấu tranh cho đến bao giờ
Đất không bóng giặc, ruộng về tay ta,
Đồng quê bát ngát đâm hoa,
Văn Sơn no ấm hoà ca đời đời.

3-1953

2. Đàn chim dân tộc

Tặng nhi đồng Việt Nam

Một, hai! Một, hai!
Các em nhi đồng súng vác vai,
Nhịp kỹ trăm chân như một bước,
Lo tròn bổn phận lính tương lai.

Đội trưởng trang nghiêm tiến dẫn đầu.
Ráng son pha sắc cúc vàng thâu,
Cờ thiêng tổ quốc đưa vinh dự
Lên mặt anh hùng chưa có râu.

Bỗng tiếng đâu lên tựa suối đàn,
Trong như chuông sớm, nở đều ran!
Cả đoàn ngước cổ ca lanh lảnh,
Trên phố tưng bừng chim Việt Nam!

Dân tộc huy hoàng lúc sáng ra,
Nhi đồng bỗng chốc hoá sơn ca.
Đâu đâu phố lớn sang làng quạnh,
Ríu rít muôn em cất tiếng hoà.

Đàn chim dân tộc líu lo buông
Chuỗi tiếng tròn xinh khắp mé đường,
Trong buổi nắng mai hay giữa tối,
Say sưa hớp thở lấy vừng dương!

Lòng non săn đón ánh quang vinh,
Dâng khối tinh thành đến CHÍ MINH!
Âu yếm cũng vui lòng Chủ tịch
Nhìn đàn con trẻ hoá bình minh.

Ríu rít trong không, tiếng cuộc đời!
Hát này không chỉ hát vui chơi,
Súng tuy súng giả, nhưng lòng thật,
Gươm dẫu chưa tôi, chỉ sáng ngời.

Máu đỏ cha, anh đã nhuộm cờ;
Các em há chỉ biết ngây thơ!
Các em thấu rõ hờn non nước
Nên thét oan cừu với ngực tơ.

Chân nhỏ dường măng, tay tý hon,
Mái đầu mơn mởn, má con con,
Môi như chim chóc ưa đùa cợt,
Tin tưởng reo trong mắt mở tròn;

Thân bé cũng đăng hàng cứu quốc,
Các em để thẹn lắm đàn ông!
Lắm kẻ thân to không biết nước,
Nên quay trở lại học nhi đồng!

Một, hai! Một, hai!
Làm tròn bổn phận lính tương lai!
Các em chưa đánh, nên ca hát,
Cho Việt Nam xuân nở khắp cười.

3. Gửi Nam Bộ mến yêu

Máu người không có Bắc, Nam,
Một dòng thắm chảy từ chân đến đầu.
Lòng ta Nam Bắc có đâu,
Thương yêu chỉ một tình sâu gắn liền.
Bản đồ tổ quốc treo lên,
Bắc Nam gọi tạm tên miền địa dư.
Quê hương mẹ rất hiền từ,
Lòng yêu con cái đều như nước lành.
Miền Nam nước Việt lúa xanh,
Thịt xương ta với tâm tình của ta!
Tám năm khói lửa xót xa,
Kể khi Nam bộ, những là mười niên.
Cờ kháng chiến phất đầu tiên,
Cờ thành công sẽ phất lên cuối cùng.
Địch còn tạm đóng Mê Kông,
Một ngày ruột nấu gan nung một ngày.
Ngoài ta đã sáng trời mây,
Trong ta xót nỗi bóng dày còn che.
Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe
Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên;
Sức ngày đã thắng bóng đêm,
Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này.
“Thành đồng Tổ quốc” vững xây,
Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng.
Từ ngày chiếc gậy tầm vông,
Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta;
Nó giành, ta lại giật ra,
Tấc sông, tấc đất hoà pha máu đào:
Lòng giữ chắc, chí nêu cao,
Bom rơi đạn nổ ào ào, chẳng lay!
Hoà bình càng siết chặt tay
Giữ liền ruộng đất, trời mây, cõi bờ;
Giữ nguyên sông núi cụ Hồ,
Ngàn năm Nam Bộ cơ đồ Việt Nam!

19-8-1954

4. Một buổi sớm mai

Sớm thường như sớm mai đây;
Trời trên xanh biếc xưa nay vẫn trời;
Gió kia bay, chẳng lạ người;
Lá rung rinh nhịp muôn đời đã rung.

Sớm thường nhưng khác hôm qua;
Màu xanh sáo thổi ngân nga vòm trời...
Có chi đổi mới trong đời:
Lá hay là gió reo cười từ xa?

Mới vừa sương chiếu trên cây,
Đã tràn hạnh phúc chiều nay em về.
Giản đơn một bước chân đi
Khiến cho vũ trụ cũng vì ta ngân...

11-11-1961

5. Nhớ Vĩnh Kim

Hỡi lòng ta nhớ Vĩnh Kim
Vừng trăng Chợ Giữa cái đêm buông thuyền
Rầm rì dừa nước hai bên
Bờ sông vắng lặng, ấm hiền lòng sông
Chúng ta trẻ lắm, hồn chung
Say thơ, mê nhạc đắm cùng thiên nhiên
Ấy đêm nhạc trổi trong thuyền
Giọng ca nghệ sĩ, tiếng huyền tài năng
Dưới trăng mời chén tào thưng
Mà ba mươi lẻ năm chừng đã qua
Bạn ơi tổ quốc chúng ta
Cùng chung nhau đó mãi xa cách gì
Bắt tay thật chặt Văn Khê
Hẹn nhau Chợ Giữa ta về ngày mai
Rằng nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ

23/4/1976

6. Ngã ba

Nhớ nhung về đứng ngã ba,
Buồn thương chia nẻo dồn xa dặm dài.
Con chim năm trước bay rồi,
Cành cây lặng lẽ rơi đôi bóng chiều.

Khóm lau buồn thổi cô liêu,
Đứng ba đường cái, nhìn theo bốn trời.
Đường đi không biết đâu nơi,
Cỏ xuôi nương dõi bước người viển vông.

Bóng hôm đã lạnh sương đồng,
Nổi lên phương bắc muôn dòng gió lau,
Mây dàn rộng, gió dàn mau,
Nẻo chừng đã khuất, lòng đau còn chờ.

 

7. Thăm Pác Bó

Nước từ gốc đá chảy tuôn
Suối xanh ngăn ngắt một nguồn vô biên,
Xuôi xa rồi lại trào lên;
Cây thài lài tía mọc bên đá ghềnh.

Một vùng thuần khiết non xanh
Như mang ánh mắt tinh anh Bác Hồ.
Hãy còn bàn đá nhấp nhô
Bác ngồi dịch Sử, nghĩ cho muôn đời.

Rau măng cháo bẹ dâng Người,
Ngày ra bờ suối, tối thời vào hang.
Nơi đây Bác vạch đường quang
Mở ra sông núi, gồm sang biển trời.

Cải soong dưới suối đâm tươi;
Xuống làng: mái ngói điểm vui các nhà.
- Thăm hang trước, nhớ ngày xa
Bác trồng khóm trúc nay đà xanh um.

10-1964

Top 20+ Bài thơ hay về quê hương đất nước của Xuân Diệu (ảnh 3)

Thơ 7 chữ 8 chữ của Xuân Diệu về đất nước

1. Khúc hát tình yêu và đất nước

Anh đã nói cùng em bao ý nghĩ
Những lời tình, lời nghĩa, những lời nhân.
Anh đã tỏ như kim xâu sợi chỉ
Những niềm tình, niềm ái, những niềm ân.

Anh đã đi với em trên đất nước,
Dép ta gần đôi lúc giẫm vào nhau.
Những chùa đẹp gợi cùng ta thủa trước,
Những công trường, nhà máy ngó về sau.

Em trẻ quá, anh như nâng tất cả
Núi hay sông mà giới thiệu lần đầu
Hồng Hà rộng thấy không em, óng ả
Những đôi bờ làng mạc với vườn dâu.

Như người mẹ nhìn con ăn ngon miệng,
Anh say sưa khi em tấm tắc khen
Đổ Thác Bà, em mừng ta tạo biển
Em nhuỵ nhàng bên sông máng Hưng Yên.

Nhưng cung đàn ở trong anh vẫn gảy
Nên hôm nay anh đón lối mùa hè
Mượn hoa phượng nói lòng anh thắm mãi,
Nói tình dài anh mượn tiếng ngâm ve.

Anh mượn của quê hương bao cảnh nữa
Khoe cùng em như là của đôi ta.
Về Cửa Sót, biển trời ta đứng giữa
Phi lao cùng sóng bạc sẽ hoà ca.

Anh tưởng anh khi hăm mốt tuổi,
Mội,thiên thần thuổi trẻ lúc xuân sang;
Anh mượn cả trái tim em mắu mới
Nên nghe đời lừng một vị ca xang.

Có khi em một mình đi Phú Thọ,
Anh cũng vui như anh tới Đền Hùng.
Nhưng anh tiếc chưa đưa em đến đó:
Đá, sóng muôn hình vùng vẫy Hạ Long.

Anh còn nợ với em thăm Huế đẹp,
Về Quy Nhơn, quê má đẻ anh ra;
Sài Gòn! Sài Gòn! Miền Nam sắt thép!
Ta hẹn thề giành lại nửa tim ta.

Khi yêu dấu, người ta càng làm chủ.
Tổ quốc thành ca vũ của yêu đương;
Công nghiệp kéo tiếng còi tầm vang nở,
Nông nghiệp hoà hơi thở, lúa đưa hương.

khúc hát sớm mai nay: gì thế nhỉ?
là non nước, hay là điệu là vân?
Là ân nghĩa hay là hồn thế kỷ?
Là xây cao, vôi đá gạch quây quần!

Chúng ta đã hoà nhau, như chẳng khác
Nước sông Lô tìm sông Nhị chẳy vào.
Khao khát rộng xa, trên đà khúc hát
Anh ước gì đưa em tới trăng sao.

2. Ta chào Việt Bắc về xuôi

Núi xa khoác áo màu xanh nhất,
Suối gần hát tiếng tuyệt vời trong...
Chim rừng ríu rít ca tha thiết,
Buổi tiễn đưa, Việt Bắc đẹp vô cùng.

Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,
Bước chân lưu luyến, nụ cười tình chung.
Tám năm đường tỏ ngõ thông,
Quen bao đỉnh dốc, đầu sông, ngọn nguồn.
Tám năm chung sống vuông tròn,
Núi rừng nuôi dưỡng đứa con đồng bằng
Cây cây, núi núi trùng trùng,
Quê hương cách mạng oai hùng, thẳm nghiêm.
Dưới cây, trong núi, ngày đêm
Trí người, sức óc rèn nên thép đồng.
Đúc thành vũ khí vô song,
Cứng trong kháng chiến, bền trong hoà bình.
Tấm lòng Việt Bắc đinh ninh
Của trao ta giữ như hình bóng ta.

*
*   *

Ta nhìn tảng đá, nhìn con suối,
Nhìn khóm hoa mua, đám cỏ may,
Nhìn bản đứng trong thung lũng hẹp,
Nhớ chung phong cảnh sống bao ngày.
Chiều tiếng mõ trâu khua lốc cốc,
Đêm nghe chảy nước giã đâu đây...
Ào ào suối lũ, ầm ầm thác,
Có lúc lòng khe lại cạn bày...

Lúc ẩm hơi rừng, cơn sốt rung.
Khi đêm đông lạnh, bếp ta hồng.
Đốt từng cây gỗ tha hồ sưởi,
Sắn nướng vàng rồi, ta bẻ chung.
Lách tách lửa reo, câu chuyện nở,
Trường kỳ kháng chiến vẫn cười tung!
Anh em đồng chí quây đấu lại,
Bác ở bên ta, Đảng ấm lòng.

*
*   *

Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,
Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn
Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
Sẻ từng hạt muối cắn đôi,
Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.

Khi lên: non nớt, ngại ngùng,
Khi về: thép ở trong lòng đã tôi
Xưa nay ly biệt ngậm ngùi,
Giờ đây đưa tiễn là vui lên đường.
Rời quê hương, đến quê hương,
Thủ đô năm cánh sao vàng chờ ta.
Tám năm Hà Nội cách xa,
Tấm lòng Việt Bắc cùng ta trở về.

10-1954

3. Đêm trăng đường Láng

Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng

Hai con mắt dễ thương, dễ ghét
Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiết

Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng

Đường Láng thơm bạc hà, canh giới
Ôi trăng soi trên lá xà cừ...

Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết

Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành

...Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng.

Trung thu 29-9-1963

4. Đây mùa thu tới

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi.
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question