Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người Phương Nam qua đoạn thơ sau: "Người phương Nam đi là cứ đi… giọng ví dầu"
Hình ảnh chân dung, tâm hồn, tính cách của con người miền Tây Nam Bộ vô cùng chất phác, thật thà, chung thủy. Hãy cùng Topbee trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người Phương Nam qua đoạn thơ sau: “Người phương Nam đi là cứ đi… giọng ví dầu” nhé!
Dàn ý trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người Phương Nam qua đoạn thơ sau: “Người phương Nam đi là cứ đi… giọng ví dầu”
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả:
+ Vũ Hồng tên thật là Nguyễn Kim Sơn, sinh năm 1966, quê quán xã Tường Đa - huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
+ Ông là một nhà văn Việt Nam, hiện là Ủy viên ban chấp hành, Trưởng ban công tác hội nhà văn Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tác phẩm của ông: tập thơ “Tháp Bụi (1991)”, truyện ngắn “Tiếng chuông trôi trên sông (1998)”…
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và giới thiệu đoạn trích:
+ Tác phẩm “Người phương Nam” được trích từ tập thơ cùng tên, xuất bản năm 2000.
+ Đoạn trích "Người phương Nam đi là cứ đi… giọng ví dầu" của bài thơ “Người phương Nam” thể hiện tính cách chất phác, giản dị nhưng vô cùng đầy tình yêu quê hương, đất nước của người dân miền Tây Nam Bộ.
Thân bài:
- Nhà thơ Vũ Hồng đã cho thấy được bóng dáng của người con Việt Nam:
+ Con người phương Nam giản dị nhưng không ngại khó khăn, thử thách, dám nghĩ dám làm “đi là cứ đi”. Biểu hiện sự dứt khoát, xông pha với âm tiết mạnh, hình ảnh mạnh mẽ.
+ “Phong trần” là gió bụi, chỉ cuộc sống người phương NAm có nhiều gian nan vất vả phải trải qua nhưng không vì thế mà bỏ cuộc.
- Vũ Hồng phác họa bức tranh người dân phương Nam luôn nhớ tới lịch sử, nhớ tới công ơn cha ông đã khai phá vùng đất phương Nam này
+ Hình ảnh chân thật, thủy chung, khi “say thì say”, “buồn thì buồn sâu” .
+ Đoạn thơ còn gợi nhớ đến những kỉ niệm với “cố hương”, nhớ tới những lời mẹ ru, sự ngọt ngào của tình yêu.
Kết bài:
- Tổng kết nội dung và nghệ thuật
- Liên hệ bản thân.
Bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người Phương Nam qua đoạn thơ sau: "Người phương Nam đi là cứ đi… giọng ví dầu"
Vũ Hồng tên thật là Nguyễn Kim Sơn, sinh năm 1966, quê quán xã Tường Đa - huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ông là một nhà văn Việt Nam, hiện là Ủy viên ban chấp hành, Trưởng ban công tác hội nhà văn Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long. Ông đã xuất bản các tác phẩm như tập thơ “Tháp Bụi (1991)”, truyện ngắn “Tiếng chuông trôi trên sông (1998)”...Không thể không kể đến tác phẩm “Người phương Nam” được trích từ tập thơ cùng tên, xuất bản năm 2000 vô cùng xuất sắc. Đặc biệt đoạn trích "Người phương Nam đi là cứ đi… giọng ví dầu" của bài thơ “Người phương Nam” thể hiện tính cách chất phác, giản dị nhưng vô cùng đầy tình yêu quê hương, đất nước của người dân miền Tây Nam Bộ.
Nhà thơ Vũ Hồng đã cho thấy được bóng dáng của người con Việt Nam qua khổ thơ:
Người phương Nam đi là cứ đi
Một chiếc ghe con có sá gì
Đời lắm phong trần nên lỗi hẹn
Không cần danh vị, bỏ vinh quy.
Con người phương Nam giản dị nhưng không ngại khó khăn, thử thách, dám nghĩ dám làm “đi là cứ đi”. Biểu hiện sự dứt khoát, xông pha với âm tiết mạnh, hình ảnh mạnh mẽ. Chữ “Phong” là gió, còn chữ “trần” thì lại có nghĩa là bụi. “Phong trần” là gió bụi, chỉ cuộc sống người phương NAm có nhiều gian nan vất vả phải trải qua nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Con người miền Tây Nam Bộ với lối sống giản dị, “không cần danh vị, bỏ vinh quy”, không mơ ước cao xa, mà chỉ mong muốn cuộc sống trôi qua êm đềm mỗi ngày, được hạnh phúc với những thứ xung quanh mình.
Vũ Hồng phác họa bức tranh người dân phương Nam luôn nhớ tới lịch sử, nhớ tới công ơn cha ông đã khai phá vùng đất phương Nam này:
Người phương Nam say thì say trọn
Người phương Nam buồn thì buồn sâu
Nỗi nhớ cố hương còn chếch choáng
Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu.
Hình ảnh chân thật, thủy chung, khi “say thì say”, “buồn thì buồn sâu”. Nếu ta đọc kĩ lưỡng, ta sẽ thấy Vũ Hồng viết “say thì say trọn” say trọn khác hẳn với say nhiều, say này là say trọn cả tình trọn nghĩa, say tình say bạn. Đoạn thơ còn gợi nhớ đến những kỉ niệm với “cố hương”, nhớ tới những lời mẹ ru, sự ngọt ngào của tình yêu. Điệp ngữ “người phương Nam” kết hợp với từ láy “chếch choáng”, “văng vẳng” tạo nhịp điệu cho câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung, giúp bài thơ thu hút độc giả.
Bằng giọng điều trầm hùng, sâu lắng, từ ngữ giản dị thân thuộc, giàu tình cảm. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, từ láy...Bài thơ đã thành công khắc họa chân dung, tâm hồn, tính cách của con người miền Tây Nam Bộ.
Đoạn trích nói riêng và bài thơ “Người phương Nam” nói chung dù không quá dài nhưng đã để lại dấu ấn vô cùng ấn tượng dành cho độc giả và đã cho thấy sự tài tình trong phong cách sáng tác của nhà thơ Vũ Hồng.