Trình bày và giải thích hiện tượng ngày địa cực và đêm địa cực trên Trái Đất
Ở nước ta, một ngày đêm sẽ kéo dài trong 24 giờ. Thế nhưng nhiều nơi trên Trái Đất, nhất là ở những vùng cực lại có hiện tượng ngày hoặc đêm kéo dài đến 24 giờ, có nơi mặt trời chiếu sáng hoặc chìm trong bóng tối suốt 6 tháng. Vì sao lại như vậy? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây
Khái niệm hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực
- Ngày địa cực là hiện tượng một ngày trên Trái Đất được chiếu sáng suốt 24 giờ.
- Đêm địa cực là hiện tượng đêm dài suốt 24 giờ.
- Hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực xuất hiện từ vòng cực về phía cực. Thời gian nơi này được chiếu sáng hoặc chìm trong bóng tối dài 24 giờ (vào ngày 22/06 ở vòng cực Bắc và ngày 22/12 ở vòng cực Nam) trở lên đến 6 tháng ở hai cực. Hiện tượng đó được gọi là ngày địa cực hoặc đêm địa cực.
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực
- Do trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương khi chuyển động quay quanh Mặt Trời.
- Đường phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi vị trí làm cho Trái Đấy có hiện tượng ngày địa cực và đêm địa cực:
+ Vào ngày 22/6, Bán Cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng nhất nên những khu vực ở vĩ độ 66o33' Bắc sẽ có ngày địa cực, vĩ độ 66 o33N có đêm địa cực.
+ Vào ngày 22/12, Bán Cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng nhất nên hững khu vực ở vĩ độ 66 o33B có đêm địa cực, vĩ độ 66o33' Nam sẽ có ngày địa cực.
Từ vòng cực trở về phía cực sẽ có ngày hoặc đêm kéo dài từ 1 ngày đến 6 tháng. Tại hai cực Bắc và Nam, Mặt Trời chỉ mọc và lặn 1 lần trong năm nên nơi này sẽ được chiếu sáng suốt 6 tháng và chìm trong bóng tối 6 tháng.
--------------------
Như vậy, Topbee đã cùng bạn Trình bày và giải thích hiện tượng ngày địa cực và đêm địa cực trên Trái Đất. Đây là một hiện tượng thú vị với những người yêu thích địa lí. Hãy khám phá nhiều điều hay hơn với Topbee nhé!