Trưởng giả học làm sang (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Trưởng giả học làm sang (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time21/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Trưởng giả học làm sang bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Trưởng giả học làm sang - SGK Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Trưởng giả học làm sang


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Mô-li-e (1622 – 1673), tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin. Cha của ông là 1 nhà buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua.

- Ông là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất nước Pháp và thế giới. 

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu.

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”

2. Sự nghiệp văn học

- Hài kịch Mô-li-e là tiếng cười khoẻ khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Mô-li-e là hiện thân của một tính cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, ảo tưởng.... 

- Những vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668) Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673)....

- Tác phẩm trưởng giả học làm sang phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không nhận ra được thật hay giả, tốt hay xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng.

Trưởng giả học làm sang (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh xuất xứ

- Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì.

- Văn bản “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” được trích từ cảnh 5 hồi 2.

2. Thể loại

Hài kịch

3. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu → các nhà quý phái: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.

- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.

4. Giá trị nội dung 

- Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả. 

- Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi.

5. Giá trị nghệ thuật 

- Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

- Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động

- Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Trưởng giả học làm sang

Câu 1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

- Khi những tên thợ mặc lễ phục cho ông, ôn thích thú đi qua đi lại khoe bộ đồ mới, chân ông bước đều bước theo từng điệu nhạc chẳng khác gì trò hề.

- Những lời đối thoại của ông Giuốc - đanh với bọn thợ phụ, chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” để moi tiền

→ Nhân vật ông Giuốc-đanh mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng.

Câu 2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

- Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.

Câu 3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

- Ông Guốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn mình giống như những quý tộc cao sang thực thụ. 

- Nét tính cách nổi bật của ông Guốc-đanh: là một người rất thích ăn diện nhưng lại ngu dốt, không có một chút nào am hiểu về ăn mặc. Được thể hiện khi bộ trang phục ông đặt làm mang đến muộn lại còn bị may hoa ngược, đôi bít tất và giày cũng trật ghê gớm, ông tức giận lắm. Nhưng tên phó may nhanh nhảu chữa cháy rằng người quý tộc họ mặc như vậy, thì ông Guốc-đanh lại nguôi giận và khen bộ đồ rất đẹp rất ưng ý. Không những ngu dốt, quê kệch, Guốc-đanh còn là người ưu nịnh, trở thành con dối, đáng cười trong mắt người hầu. Khi ông mặc bộ lễ phục lên người, bọn người hầu thi nhau gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” để moi tiền của ông. Biết là nịnh nọt nhưng Guốc-đanh vẫn sung sướng kêu chúng nhắc lại và cứ thế rút tiền ra thưởng cho chúng.

Câu 4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

- Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

- Lời thoại trong các lớp kịch lột tả chân thực, sinh động tính cách nhân vật Guốc-đanh. Kết hợp với ngôn từ trào phúng và nghệ thuật tăng cấp, hình tượng nhân vật Guốc-đanh khắc họa rõ nét là người ngũ dốt, kệch cỡm, trở thành con dối và làm trò cười trong mắt mọi người.

Câu 5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Guốc-đanh, những nét tương phản giữa hành động của ông Guốc-đanh và các nhân vật được hiện lên rõ nét:

- Đó là sự chênh lệch, mất đối xứng của nội dung và hình thức, bên ngoài ngoài với cái nội tâm, từ đó tạo nên nét bi hài của tác phẩm. 

- Nét đối lập giữa cái ngu ngơ, kệch cỡm với cái sang trọng học đòi ở nhân vật Guốc-đanh với sự khôn lỏi, danh ma, hám lợi của những tên thợ phụ. 

- Tiếng cười trào phúng được tạo nên nhờ những chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa khâu ngược, sự vênh vào, tự phụng của Guốc-đanh khi được người hầu khen và sự sảo trá của tên phó may lừa ông Guốc-đanh rằng quý tộc họ mặc như vậy, nịnh nọt ông để bòn rút tiền từ trong túi ông. 

- Qua đó, nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn còn hiện diện rất nhiều trong xã hội và phê phán thói nịnh hót, khôn lói, tham lam, bì ổi của đám người chỉ biết sống trên sự lừa lọc, sảo trá. Tất cả được bậc thầy Mô-li-ê thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm, tạo nên tiếng cười thoái mái cho khán giả. 

Câu 6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

- Khi thấy hoa của bộ lễ phục may ngược nhưng ông Guốc-đanh vẫn khen là đẹp khi tên phó may nói rằng quý tộc thường mặc như vậy. 

- Hình ảnh ông Guốc-đanh là điển hình cho con người với thói học đòi kệch cỡm, ngu dốt, thiếu hiểu biết, uwua nịnh với khát vọng viển vông được làm quý tộc.

- Bản chất lố lăng, xảo trá, lươn lẹo của một bộ phận con người trong xã hội thông qua nhân vật những tên thợ phụ, bác phó may hùa vào nịnh hót, khen đểu ông Guốc-đanh để vơ vét tiền của ông.

Câu 7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

- Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân.

Câu 8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

Hiện nay, xã hội đang trong thời kì hội nhập, có rất nhiều nền văn hóa đa dạng nên đòi hỏi con người ta càng phải học hỏi, nỗ lực tiến bộ từng ngày để theo kịp nhịp sống. Bên cạnh với những con người cầu tiến, tài giỏi thì luôn có những con người kém hiểu biết, đi sai hướng, lệch lạc. Vì vậy, trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc- đanh bởi thói học đòi làm sang. 

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Trưởng giả học làm sang. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question