Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Bình luận về tiếng đàn
image hoi dap
image hoi dap

Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Bình luận về tiếng đàn

icon-time11/9/2023

Trong Thúy Kiều có ba con người: con người tình cảm, con người nạn nhân và con người tìm đường. Nguyễn Du đã lột tả sâu sắc tâm trạng của ba con người ấy bằng những thủ pháp khác nhau. Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả để hiểu rõ hơn về những tâm trạng của con người ấy.

Bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả

Nguyễn Du đã diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật Kiều qua ba con người: con người tình cảm, con người nạn nhân và con người tìm đường. Ông đã thành công khi sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau: khi thì dùng trữ tình ngoại đề, khi thì dùng cảnh vật, khi lại dùng tiếng đàn của Kiều như một độc thoại từ sâu thẳm... biểu hiện trực tiếp tâm trạng nạn nhân của Kiều. Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến việc Kiều đánh đàn, nhưng đặc tả tiếng đàn ấy thì trước sau có bốn lần. Bốn lần Kiều đàn ở bốn hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau, nhưng đều hay như nhau – yêu đương và đau khổ. Lần thứ nhất “ là những khúc nhạc yêu đương với hình ảnh  Kiều đàn cho Kim Trọng nghe sau lần gặp gỡ với mười tám câu thơ:

"So dần dây vũ dây văn

Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương

Khúc đâu Hán Sở chiến trường

Nghe ra tiếng sắc tiếng vàng chen nhau

Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu

Nghe ra như oán như sầu phải chăng!

Kê Khang này khúc Quảng Lăng

Một rằng Lưu Thủy hai rằng Hành Vân

Quá quan này khúc Chiêu Quân

Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như nước suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu

Khi tựa gối khi cúi đầu

Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.’’

Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Bình luận về tiếng đàn

Đây là khúc nhạc yêu đương và cũng là lần đầu tiên Kiều đàn cho người yêu tâm đầu ý hợp nghe và Kim Trọng là người yêu đầu tiên của Kiều. Trong mười tám câu thơ miêu tả tiếng đàn này, ta thấy tác giả hoàn toàn để cho nhân vật thể hiện một cách tự do, tình yêu bộc lộ một cách tràn trề mãnh liệt. Tiếng đàn của Kiều về cung bậc âm thanh khi thì bay bổng vút cao trong vắt như tiếng kêu của con chim hạc bay ngang bầu trời, khi thì xuống thấp trầm đục như tiếng nước suối đổ từ trên cao đến lưng chừng: Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Kiều đàn bằng cảm hứng thực thụ của trái tim nóng bỏng. Lấy thơ để tả nhạc là chuyện không hề đơn giản, nhưng ở đây ta thấy có đầy đủ âm sắc và rất đa giọng, lúc cao trong lúc trầm đục, lúc khoan lúc mau, lúc quyến luyến mềm mại tha thiết, lúc dữ dội kiêu hùng, lúc buồn thương trầm hồn ai oán. Qua tiếng đàn, ta có cảm giác như Kiều muốn thổ lộ hết trái tim mình với người yêu lý tưởng vậy. Tiếng đàn của Kiều về nhịp điệu khi thì khoan thai thoang thoảng  như tiếng gió thủ thỉ ngoài song cửa, khi thì nhanh mau sầm sập như tiếng trời đổ mưa:

"Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.’’

Tiếng đàn đa nhịp, mang âm hưởng dìu dặt, có bố cục chặt chẽ như một bài nhạc cổ điển. Khúc đàn thứ nhất này còn nhắc đến nhiều điển tích, đó là những khúc nhạc nổi tiếng, vượt thời gian của những danh sĩ ngày xưa. Kỹ thuật đánh đàn đã tuyệt diệu mà cái tình trong tiếng đàn lại càng tuyệt diệu hơn. Tiếng đàn làm lay động cả không gian và lòng người. Tiếng đàn lay động ánh đèn làm cho nó khi tỏ khi mờ. Tiếng đàn đi vào cõi sâu thẳm lay động tâm hồn Kim Trọng khiến chàng ngơ ngẩn ngẩn ngơ:

"Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.’’

Tất cả được phối hợp với các từ láy “sầm sập, ngơ ngẩn, não nùng, dìu dặt” và các điệp từ “khúc đâu, này khúc, trong như, đục như, tiếng khoan, tiếng mau…” để tạo âm giai bất tuyệt, vang vọng của nhiều tiếng đàn khác nhau, để lột tả được tâm trạng của người con gái đang yêu, mang trong mình con tim thổn thức, sự đa cảm mãnh liệt của tình yêu thuở đầu đời.Và tiếng đàn ấy cũng đã được chàng Kim thưởng thức, đồng điệu một cách trọn vẹn “Ngọn đèn khi tỏ khi mờ/ Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu/ Khi tựa gối khi cúi đầu/ Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”. Đàn mà huy động được toàn bộ tâm lý của người  nghe từ chú ý đến cảm xúc từ tưởng tượng đến tư duy thì quả là tiếng đàn tuyệt thế. 

Bằng một con mắt tinh tường, một vốn sống dày dặn và một tài năng nghệ thuật trác tuyệt, Nguyễn Du đã để lại cho hậu sinh một hình tượng nghệ thuật thành công, độc đáo và giàu giá trị. Trong những giá trị của tiếng đàn nàng Kiều, giá trị lý luận về tính đa nghĩa, có thể là nhà thơ vô tình, ở một phương diện nào đó, xứng đáng được xem là một đóng góp của thi hào Nguyễn Du đối với lý luận văn học nghệ thuật của nước ta thời trung đại.

---------------------------------

Trên đây là bài Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question