Tự tình 3 đọc hiểu
Hồ Xuân Hương từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc với biết bao thế hệ, bởi sự mạnh mẽ, quyết liệt dám phản ánh hình ảnh một xã hội phong kiến bất công mục nát. Bài thơ Tự Tình 3 thể hiện lòng thương xót của chính Hồ Xuân Hương bà tự thương cho số phận éo le, bấp bênh của mình, đồng thời nói lên nỗi lòng chung của bao người phụ nữ phong kiến. Cùng Topbee trả lời bài đọc hiểu Tự tình 3 của Hồ Xuân Hương nhé!
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Tự tình 3 đọc hiểu - Đề số 1
Câu 1. Xác định cách gieo vần trong bài thơ.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Câu 4. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
Câu 5. Ý nghĩa nhân văn của bài thơ được thể hiện qua những khía cạnh nào?
Câu 6. Từ bài thơ, thử lí giải vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Cách gieo vần trong bài thơ:
- Gieo vần chân “ênh”: gieo vần ở các tiếng 1, 2, 4, 6, 8: nênh, lênh đênh, bềnh, ghềnh, tênh.
Câu 2.
"Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh."
- Hai câu thơ trên miêu tả hình ảnh chiếc bách bập bềnh giữa dòng nước, trơ trọi, đơn độc giữa những sóng gió, phong ba bão táp. Hình ảnh chiếc bách nổi bập bềnh ấy ẩn dụ cho một cuộc đời éo le, trớ trêu của người phụ nữ, khi phải một mình chống trọi với mọi khó khăn, bão tố cuộc đời. Qua đó ta thấy được nỗi xót xa, cực nhọc mà người phụ nữ phải chịu đựng trong âm thầm không một lời ca thán.
Câu 3.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
- Phép đối: Cầm lái - Giong lèo; mặc ai - thây kẻ; đỗ bến - xuôi ghềnh. Có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng chán chường muốn buông bỏ, phó mặc cho cuộc đời của người phụ nữ thể hiện trong hai câu th, đồng thời còn tạo nên sự hài hòa cho lời thơ, bộc lộ những dòng cảm xúc, tâm tư và tình cảm.
Câu 4.
Tự tình 3 là bài thơ thể hiện tâm trạng của Hồ Xuân Hương trước tình cảnh éo le, sóng gió cuộc đời. Đằng sau tâm trạng bi kịch đầy thổn thức ấy chính là khát vọng muốn được sống, được hạnh phúc, được trải nghiệm trọn vẹn sự tự do thay vì chìm đắm nỗi cô đơn, bi phẫn. Điều đó không chỉ là nỗi niềm của riêng tác giả mà đó còn là khát vọng của những người phụ nữ khác trong cùng thời đại phong kiến ấy.
Câu 5.
- Ý nghĩa của bài thơ được thể hiện qua những khía cạnh:
+ Thể hiện nỗi lòng thương xót của chính Hồ Xuân Hương: Bà tự thương cho số phận éo le, bấp bênh của chính bản thân mình. Song cũng muốn nói lên những hình ảnh, nỗi niềm của những người phụ nữ cùng thời, chịu khó khăn, tủi nhục, phải gánh cả một tấn bi kịch không được hạnh phúc.
+ Đồng thời cũng tố cáo những định kiến lạc hậu của xã hội phong kiến cũ: trọng nam khinh nữ, khi những người phụ nữ không có tiếng nói, phải làm việc nặng nhọc, không có quyền được lựa chọn cuộc sống của chính mình.
Câu 6.
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" bởi vì kho tàng tác phẩm các bài thơ Nôm của bà lớn (khoảng hơn 40 bài). Cùng với cá tính riêng biệt, trái ngược chịu đựng số phận mình như bao người phụ nữ khác mà ngôn ngữ, phong cách tràn đầy táo bạo, tinh tế song vẫn đem đến sự gần gũi, thân thuộc với cuộc sống đời thường.
Đọc hiểu Tự tình 3 - Đề số 2
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định đề tài, bố cục của bài thơ.
Câu 3. Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Giải thích ý nghĩa nhan đề Tự tình.
Câu 4. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm lòng mình qua hình ảnh nào? Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
Câu 5. Tìm các từ láy được sử dụng trong bài thơ và nêu ý nghĩa biểu đạt của những từ láy đó.
Câu 6. Phân tích hai câu thơ sau để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phương thức biểu cảm
Câu 2.
- Đề tài của bài thơ viết về cuộc đời éo le, không có quyền quyết định chính cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa cũ.
- Bố cục của bài thơ gồm 4 phần:
+ Phần 1: Hai câu đề thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước hoàn cảnh éo le của cuộc đời.
+ Phần 2: Hai câu thực nói lên tâm trạng u sầu dành cho số phận của người phụ nữ.
+ Phần 3: Hai câu luận bộc lộ tâm trạng bi thảm, muốn buông xuôi phó mặc tất cả cho những bão táp cuộc đời
+ Phần 4: Hai câu kết thể hiện tâm trạng cam chịu, mệt mỏi muốn dừng chân của người phụ nữ trước con đường chông gai, thử thách.
Câu 3.
- Bài thơ là lời tâm sự của người phụ nữ trước nỗi buồn tủi, những âu tư lo lắng, phiền muộn của cuộc đời, không có địa vị, không có quyền được quyết định, lựa chọn cuộc sống cho riêng bản thân mình mà phải sống theo lời người khác.
- Nhan đề bài thơ là Tự tình mang nghĩa bộc bạch nỗi niềm cảm xúc của chính mình, phơi bày nó ra mà không cần nhận lại bất kì điều gì, những thứ cần để thể hiện sự khổ sở không nói lên lời ấy.
Câu 4.
Nhân vật trữ tình đã gửi gắm nỗi niềm của lòng mình vào hình ảnh chiếc bách (thuyền). Bài thơ thể hiện chính thái độ phẫn uất của Hồ Xuân Hương về một cuộc đời éo le, cam chịu, không thể vùng mình lên thoát khỏi số phận. Mệt mỏi, đau khổ phó mặc lại cho cuộc đời, điều gì đến sẽ đến, đồng thời thể hiện khao khát được sống, khao khát được hạnh phúc, tự do mãnh liệt của người phụ nữa trong xã hội xưa.
Câu 5.
- Các từ láy sử dụng trong bài như: nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, bệp bềnh, tấp tênh
+ Lai láng: thể hiện tình cảm dạt dào, lan tỏa rộng khắp trong lòng người phụ nữ.
+ Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, bệp bềnh, tấp tênh: Cho thấy số phận bấp bênh, long đong, trôi nổi của người phụ nữ.
Câu 6.
Hai câu thơ “Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh/Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” mượn hình ảnh chiếc thuyền để ẩn dụ cho người phụ nữ.Nói về phận lênh đênh giữa cuộc đời, không biết đi đâu về đâu giữa cuộc đời rộng lớn giống như hình ảnh chiếc thuyền lênh đênh, trôi nổi trên biển khơi giữa những cơn bão tố bập bùng, dữ tợn, không biết nên đi đâu, hướng nào. Tác giả thương xót cho chính của đời của mình và cũng đồng cảm cho chính số phận bi thương chất chứa nỗi niềm lênh đật, mệt nhọc