Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc hoạ nhân vật ông Năm Nhỏ trong bài Cải ơi
image hoi dap
image hoi dap

Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc hoạ nhân vật ông Năm Nhỏ trong bài Cải ơi

icon-time25/10/2023

Truyện ngắn “Cải ơi” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác phẩm kể về những số phận éo le bằng nghệ thuật ngôn từ vô cùng chân thật. Hãy cùng Topbee tìm hiểu qua bài Phân tích về vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc hoạ nhân vật ông Năm Nhỏ để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!


Dàn ý :Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc hoạ nhân vật ông Năm Nhỏ trong bài Cải ơi.

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

B. Thân bài

- Tóm tắt nội dung cốt truyện

- Phân tích hình tượng ông Năm Nhỏ

+ Là một nông dân

+ Nhân hậu, bao dung, hiền lành

+ Luôn yêu thương Cải-đứa con riêng của vợ 

+ Số phận đẩy ông vào hoàn cảnh khốn khó khi cải bỏ đi.

+ Ông bỏ xứ đi tìm con 

+ Là một người có phẩm chất tốt và có lòng tự trọng.

- Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong tác phẩm.

C. Kết bài

- Khái quát lại nội dung tác phẩm và nhấn mạnh nội dung phân tích.


Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc hoạ nhân vật ông Năm Nhỏ trong bài Cải ơi.

 

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nữ nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại chuyên viết về truyện ngắn, tiểu thuyết,... Dưới ngòi bút ngôn từ của nhà văn đã có một số tác phẩm nổi tiếng như  “Cánh đồng bất tận”, “Gáy người thì lạnh” … ra đời. Tác phẩm “Cải ơi” hay còn có tên gọi khác là “Cải ơi về đâu”  nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận”được viết năm 2005.

Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc hoạ nhân vật ông Năm Nhỏ trong bài Cải ơi.

Truyện ngắn kể về cuộc hành trình tìm con ròng rã của ông Năm Nhỏ. Cải - đứa con riêng của vợ với người chồng cũ, bỏ nhà ra đi vì làm mất cặp trâu, sợ bị đòn. Từ ngày ấy, cuộc sống của ông Năm gặp vô vàn bất hạnh. Ông hứng chịu sự dòm ngó và khinh miệt từ làng xóm cùng sự lạnh lùng, hắt hủi từ người vợ. Ông quyết định rời quê hương, ra đi tìm con. Theo chân chuyến hành trình khắc khoải của người cha ấy, ta còn bắt gặp những con người có thân phận lưu lạc khác như Thàn, Diễm Thương

Trong câu truyện, nhân vật ông Năm Nhỏ được khắc họa là một người nông dân xuất thân từ làng cỏ cháy. Vì Cải bỏ đi mà cuộc đời đưa ông đến với ngã ba Sương, một ông già ấy thế mà lại tham gia vào đoàn ca múa nhạc với chàng trai trẻ. Bởi lẽ đó cũng là cái duyên khi số phận éo le dẫn dắt những con người có nhiều uẩn khúc trong đời tìm đến nhau. Ông Năm Nhỏ là một người thương con hết mực, dù cho đó là đứa con riêng của vợ với người chồng cũ. Một người nhân hậu, bao dung như thế mà lại phải hứng chịu những soi mói, nghi ngờ và trách cứ vốn không phải dành cho ông. Cải bỏ đi, ông cứ như người mất hồn, ông luôn lo lắng cho con, sợ nó lưu lạc khắp nơi không biết sống chết như nào. Ông quyết định khăn gói bỏ xứ ra đi, “bụng dạ đinh ninh dứt khoát tìm được con Cải về”. Ông Năm không chỉ là một người cha yêu thương con hết mực mà còn rất giàu lòng tự trọng. Ông rời đi không phải vì mưu sinh kiếm sống mà ông đang tự dày vò, trừng phạt chính mình và cố gắng làm cho nỗi đau đớn bớt đi phần nào. Ông Năm Nhỏ là người vô cùng bao dung, ông không chỉ thương con mà còn thương những những con người, những số phận có cùng cảnh ngộ. Đó là sự đáng quý trong phẩm chất hiền hậu vốn có của người đàn ông với hoàn cảnh khó khăn luôn chống đỡ những gánh nặng trong cuộc đời.

Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôi kể thứ ba, tức là câu truyện được thuật lại dưới góc nhìn của người kể chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm bởi với góc nhìn bao quát, người đọc có thể hình dung và cảm nhận chi tiết từng tình huống, từng nhân vật cùng với đó là diễn biến tâm lí được hiện lên chân thực, đa dạng. Bên cạnh đó, điểm nhìn cũng rất sát với tình huống truyện và tâm lý nhân vật, giúp cho hình tượng nhân vật được khắc họa vô cùng chân thực và diễn tả được mối liên kết giữa các nhân vật với tình huống câu truyện qua góc nhìn bao quát. Hình ảnh ông Năm Nhỏ được xây dựng rất chi tiết từ lời nói, hành động đến diễn biến tâm lý. Đó là nhờ có những câu trần thuật vô cùng chi tiết, miêu tả sinh động cũng với những nét gần gũi.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã dùng nghệ thuật ngôn từ vô cùng sắc sảo khi đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ngôi kể thứ ba cùng với điểm nhìn và lời trần thuật chi tiết, linh hoạt đã liên kết lời của người kể chuyện và nhân vật giúp câu truyện được miêu tả chính xác hơn. Qua đó bày tỏ sự đồng cảm, thương xót cho những số phận éo le, đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp luôn giữ vững trong con người họ. 

 

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question