image hoi dap
image hoi dap

Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý

icon-time7/9/2023

Văn học là nơi tái hiện lại cuộc sống con người. Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng là nguồn tài nguyên màu mỡ, “béo bở” để nhà văn, nhà thơ khởi phát nguồn cảm hứng sáng tác. Thông qua những trang viết, văn học một mặt phản ảnh hiện thực, mặt khác, văn học còn bồi đắp, tu dưỡng tình cảm, nhận thức, đạo đức của con người. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee theo dõi bài viết Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý


Ý nghĩa câu nói Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý

Câu nói ngầm xác định thiên chức cao đẹp của văn học. Văn học giải thích cho sự tồn tại của nó. Bởi lẽ, thông qua tác phẩm, người cầm bút đã hiểu được mục đích sáng tác của mình. Không chỉ vậy, họ phải dấy lên niềm tin vào bản thân và cuối cùng phải mang niềm tin, lí tưởng cao đẹp ấy khơi dậy trong lòng người đọc.


Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý

Văn học không thể rời xa hiện thực đời sống! Từ xa xưa đến nay, văn học được nhận định là một môn nghệ thuật có chức năng nhận thức, khám phá cuộc sống. Cả người viết lẫn người đọc dù trí tưởng tượng có bay bổng cao xa đến đâu cũng không thể né tránh hiện thực. Câu nói của Gorki “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” dường như đã bao quát tất cả về sứ mệnh của văn chương.

Văn học là một trong những loại hình sáng tác tái hiện cuộc đời thông qua lớp ngôn từ nghệ thuật. Đó là kết quả của quá trình lao động của tác giả từ hiện thực trần trùi “hô biến” vào văn học và văn học lại truyền tải nó quay về hiện thực. “Văn học Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” ngầm xác định thiên chức cao đẹp của văn học. Văn học giải thích cho sự tồn tại của nó. Bởi lẽ, thông qua tác phẩm, người cầm bút đã hiểu được mục đích sáng tác của mình. Không chỉ vậy, họ phải dấy lên niềm tin vào bản thân và cuối cùng phải mang niềm tin, lí tưởng cao đẹp ấy khơi dậy trong lòng người đọc.

Quả vậy, để hoàn thành một tác phẩm, người ta không thể nguệch ngoạc đôi ba chữ là xong mà người nghệ sĩ cần thời gian để hiểu được mục đích sáng tác, cách thức truyền tải cũng như nội dung gửi gắm. Một tác phẩm chân chính là vậy! Tác giả vừa phải hiểu mình, vừa phải hiểu người.

Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam gặp nhiều khó khăn cùng cực, đời sống nhân dân rơi vào lầm than bế tắc. Tiêu biểu cho thời kì này, những tác phẩm nổi tiếng ra đời, chẳng hạn như “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố đã phơi bày bộ mặt xấu xa của bọn thực dân, phong kiến. Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, xót xa cho thân phận người phụ nữ, khóc thương cho số phận người dân nghèo, tác phẩm ra đời đã chạm đến trái tim độc giả. Phải sống vào khoảng thời gian đó thì nhà văn Ngô Tất Tố mới tường tận rõ sự tình và đồng cảm nhiều đến như thế! Nếu không biết rõ mục đích sáng tác của mình thì làm sao “Tắt đèn” trường tồn đến bây giờ. Nếu không gợi lên nỗi buồn đau thương trong tâm can thì làm sao “Tắt đèn” có thể khiến độc giả đọc từng trang văn không khỏi đau đáu? Rõ ràng, nhà văn phải sống, phải hòa mình mới viết được tác phẩm “chất lượng”. Ông không né tránh hiện thực mà ngược lại, ông đối diện với nó mà mong muốn tìm cho mình một lối thoát. Lối thoát chị Dậu chạy trong đêm còn bỏ lửng ấy chính là lối thoát mà toàn thể dân tộc Việt Nam thuở bấy giờ đang gặng tìm. Làm sao để chống bọn thực dân, phong kiến? Tổ chức nào sẽ đứng dậy lãnh đạo nhân dân?

Chính từ hiện thực khắc nghiệt đấy, Ngô Tất Tố đã làm sáng bừng lên nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp của chị Dậu – đại diện cho người phụ nữ Việt năm xưa. Dẫu thế nào, chị cũng là người vợ quan tâm, lo lắng, chung thủy với chồng; chị cũng là người mẹ hết lòng vì con; chị cũng là người dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ gia đình; và chị cũng là người giữ gìn phẩm hạnh của mình. Tuy chưa tìm được con đường giải thoát song đây cũng là một tác phẩm đáng trân trọng. Sống trong bóng tối, phẩm chất người nông dân ngời lên như viên ngọc quý như Ai-ma-top từng nói “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. “Tắt đèn” gợi lên niềm đồng cảm, thương xót cho số phận người phụ nữ nói riêng, số phận người nông dân nói chung. Đồng thời gợi lên nỗi căm phẫn về sự bóc lột, hành hạ tàn nhẫn của bọn thực dân, phong kiến. Qua đó, hình thành ý thức đấu tranh, phản kháng bởi “con giun xéo mãi cũng quằn”.

Có người từng nói rằng “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”. Chúng ta hãy cùng xem nỗi buồn mà nhà thơ Nguyễn Duy trong bài “Ánh trăng” đang bày tỏ cho vấn đề hiện thực xã hội nào?

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”

Những ngày tháng kháng chiến, trăng là người bạn, thậm chí là tri kỉ đối với các chiến sĩ. Trong đêm tối bao trọn cả đất trời, ánh trăng trên cao tỏa sáng. Trăng dõi theo từng hành trình, từng bước đi của các đồng chí. Cho đến ngày nay, hòa bình được lặp lại, trăng cô đơn một mình trơ trọi. Không còn những người lính năm xưa ngẩng mặt lên trời nhìn ngắm. Người ta bỏ quên nó đi và bắt đầu sống trong cuộc sống hiện đại có đèn điện.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Ngửa mặt nhìn trăng vào một ngày mất điện, nhà thơ Nguyễn Duy cảm thấy hổ thẹn. Bất kể ra sao, trăng vẫn ở đấy một cách chung tình còn loài người thì đã khác. “Ánh trăng” nhắc nhở chúng ta, bất kể là ai, sinh sống ở đâu, thời gian nào đừng theo lối sống “có mới nới cũ”. Chúng ta hãy sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Một bài học thực tế, hữu ích mà Nguyễn Duy đã cảm nhận được ở chính mình để rồi từ đó, những vần thơ nhẹ nhàng, bay bổng được cất lời nhằm đánh thức tâm tư, suy nghĩ của độc giả.

Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý

Văn chương bao giờ cũng bén rễ từ cuộc đời. Không một ai có thể thoát li được cuộc sống! Một Tản Đà với văn thơ bay bổng, xa rời thực tế nhưng chẳng phải là vì cuộc sống đối với ông không như ý nguyện hay sao? Bởi không có câu chuyện nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. Và cuộc đời là nơi xuất phát đồng thời cũng là nơi đi tới của văn học. Văn học lấy chất liệu từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống thông qua đó thể hiện quan điểm, khơi gợi cảm xúc trong lòng độc giả. Văn chương chỉ thực sự tồn tại khi nó tạo cho người đọc sự đồng cảm. Nhà văn, nhà thơ suy cho cùng cũng để đi tìm một linh hồn đồng điệu với mình. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống không được tác giả sao chép nguyên bản. Người nghệ sĩ lấy hiện thực là nguồn cảm hứng rồi xoay chuyển thành câu văn, câu ca hấp dẫn, sinh động. Cái tài của người làm nghệ thuật gói gọn ở đấy! Những tác phẩm chân chính được tạo bởi nhà văn chân chính.

Như vậy, câu nói của Gorki là câu nói hoàn toàn chính xác. Văn học sẽ không là gì cả nếu nó không vì cuộc đời. Câu nói đã khẳng định sứ mệnh cao cả của văn học trước hết phải bám rễ vào hiện thực rồi hiểu về bản thân nhờ đó mới có thể truyền tải, khơi gợi cảm xúc cho độc giả.


Nhận định văn học liên quan

Nguyễn Hoàng Đức: “Nhà văn phải viết vì một con người hôm nay, vì thế giới hôm nay và vì thời đại của mình. Song cái lý tưởng mà nhà khao khát của nhà văn hướng đến vẫn là một giá trị nhân loại trong trọn vẹn thời gian và không gian lịch sử”

Nam Cao: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ ngoài kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

Thạch Lam: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm.”

Lã Nguyên: “Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của Chân – Thiện – Mỹ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.”

Lorca: “Mỗi bài thơ mà hôm nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển sách này sẽ là tàn nhẫn bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi.”

----------------------

Trên đây là bài viết Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question