Văn học là gì? Đặc trưng của văn học
image hoi dap
image hoi dap

Văn học là gì? Đặc trưng của văn học

icon-time29/5/2024

1. Khái niệm văn học

- Văn học là một loại hình sáng tác. tái hiện những vấn đề của cuộc sống xã hội và con người.

- Theo nghĩa rộng, văn học sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa này thì không có chi văn bản thơ, truyện, kịch, mà các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí hoặc kí, tạp văn,… đều có thể coi là văn học. Theo nghĩa hẹp, vắn học chỉ bao- gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bảng hư cấu (nghĩa là tạo ra hình tượng bằng tưởng tượng) như sử thi truyền thuyết,’truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, phú…


2. Đặc trưng của văn học


2.1 Đặc trưng về đối tượng phản ánh

 Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng phản ánh của văn học. 

- Theo những nhà mỹ học duy tâm khách quan, văn học hướng nhận thức về thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của cái ý niệm có trước loài người. Sự chiêm nghiệm, sự hồi tưởng và miêu tả cái đẹp của ý niệm tuyệt đối là đối tượng của văn học.

Đối tượng phản ánh của văn học là toàn bộ vấn đề đời sống vật chất và tinh thần của con ngườiNhững nhà mỹ học duy tâm chủ quan lại cho rằng đối tượng của văn học nằm ngay trong những cảm giác chủ quan của người nghệ sĩ và nó là cái tôi bề sâu không liên quan gì đến đời sống hiện thực.

Theo các nhà duy vật chủ nghĩa: Đối tượng phản ánh của văn học nằm ở trong hiện thực khách quan và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ. Đây được xem là khái niệm đúng đắn và đầy đủ nhất.

Đặc trưng cơ bản của đối tượng phản ánh là toàn bộ sự sống của con nguời như tư tưởng, tình cảm, đạo đức của con người.


2.2 Đặc trưng về nội dung phản ánh của văn học

Nội dung phản ánh của văn học là đối tượng đã được ý thức, tái hiện có chọn lọc và khái quát trong tác phẩm và biểu hiện trong tác phẩm như là một tư tưởng về đời sống hiên thực. Đặc điểm quan trọng của nội dung văn học là khát vọng tha thiết của nhà văn muốn thể hiện một quan niệm về chân lí của đời sống.

Nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, giá trị. Nó không chỉ gắn liền về một quan niệm với chân lí của đời sống mà còn gắn liền với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.


2.3 Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học

- Đây được hiểu là đặc trưng về ngôn từ nghệ thuật. Ngôn từ trong văn học có tính chính xác và điêu luyên, có tác dụng ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng, chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Bên cạnh đó, ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, vì vậy cũng đòi hỏi cả người viết lần người đọc phải có sự nhạy cảm và tinh tế.

- Ngôn từ nghệ thuật cũng cần thể hiện tính hàm xúc, đa nghĩa. Ý tại ngôn ngoại tạo ra những dư vang, nén chặt ý tạo ra sức nặng và nhiều lượng ngữ nghĩa. Cùng với đó là các biện pháp tu từ và sưn chuyển nghĩa. Điều này tạo nên tính đã nghĩa của văn học.

Phương diện phản ánh của văn học cũng cần có tính hình tượng. Đây được xem là đặc trưng quan trọng nhất của văn học. Nó cũng là yếu tố thể hiện hiện thực, trạng thái hay sự vận động của con người trong tác phẩm.

- Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng. Hình tượng nghệ thuật của văn học có thể là con người hoặc là toàn bộ sự vật, hiện tượng đời sống.  Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống trong các hiện tượng riêng biệt của nó một cách cụ thể, độc đáo, không lặp lại nhưng chứa đựng những thuộc tính chung của hiện tượng, sự vật, chứa đựng quy luật chung của đời sống, là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên -hay. một sự kiện xã hội được cảm nhận.

+ Hình tượng nghệ thuật chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ đến với độc giả. Vì thế hình tượng nghệ thuật là một phương tiện giao tiếp đặc biệt,  không chỉ là thế giới đời sống mà còn là một thế giới “biết nói? Thông qua các chi tiết nhân vật, cảnh vật và quan hệ giữa các nhân vật, nhà -văn gửi gắm tình cảm của mình đến với bạn đọc, truyền cho người đọc cách nhìn cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, gợi lên một cách hiểu, một quan niệm vế cuộc sống. Ví dụ qua nhân vật ông Hai trong Làng , Kim Lân đến người đọc về tình yêu quê hương hoà quyện với tình yêu đất nước.

- Do yêu cầu sáng tạo hình tượng mà ngôn từ văn học mang tính biểu tượng và tính truyền cảm.

+ Biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm nhưng lại mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Những hình ảnh từ ngữ thông thường như. tre, con cò, xuân, gió… khi đưa vào thơ ca đấu có thể trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang nội dung căm xúc và khái quát. Tính biểu tượng làm cho ngôn từ văn học có khả năng biểu đạt rộng và phong phú hơn so với ngôn từ trong giao tiếp thông thường.

+ Tính truyền cảm có nhiều dạng thức biểu hiện: có khi trực tiếp, có khi gián tiếp, có khi biểu hiện qua những hình tượng bao quát (ta không khỏi ngậm ngùi, chua xót khi hiện lên hình ảnh  chị Dậu, lão Hạc lâm vào bước đường cùng trong sự khốn khổ và bế tắc bởi cái xã hội bất công, chà đạp con người), cũng có  khi qua một số tư ngữ cụ thể (Chính Hữu chỉ bằng hai từ “Đồng chí là đã thể hiện sự dồn nén cảm xúc đến mãnh liệt, đến lúc bật lên mạnh mẽ). Tính biểu cảm biểu lộ rõ rệt nhất khi tác giả muốn nhấn mánh một. cảm xúc nội tâm của mình bằng cách. gợi về quá khứ, tài hiện lại những gì gần gũi, thân thương.


2.4 Tính chính xác, tinh luyện

Thường thì miêu tả một hiện tượng có rất nhiễu  từ để diễn tả, nhưng trong đó có một từ hay hất đúng nhất với điều mà nhà văn định nói. Tác giả phải chọn lựa từ ngữ ấy, đó là từ không thể thay thế được. Nhà văn Mô – pát – xăng đã viết: Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó. Trong câu “Nhớ chân người bước lên đèo/ Người đi rừng núi trông theo bóng người”, tác giả đã khéo léo trong việc dùng từ bước mà không phải là chạy, leo, hay trèo,… diễn tả được phong thái ung dung, tự tại, bước đi khoan thai của gười. Chỉ một từ thôi nhưng nếu sử dụng chính xác nó sẽ gợi lên biết bao nhiêu là ý nghĩa. Nhà văn Pháp Vích-to Huy-gô đã viết: “Trong tiếng Pháp, không có từ nào dở, không có từ nào hay, từ nào đặt đúng chỗ là từ đó hay


2.5 Tính cá thể, tính hệ thống, tính đa phong cách

- Tính cá thể là làm nổi bật lên cái vẻ riêng, làm rõ ra sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa cảnh vật này với cảnh vật khác.

- Tính hệ thống của ngôn nhà tính chất mà theo đó các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm (ngữ âm, từ ngữ, cấu trúc câu) phải đồng nhất, phù hợp với nhau, giản thích hỗ trợ cho nhau, quy tụ lại để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung nào đó. 

- Tính đa phong cách: do yểu cầu cá thể hóa, do yêu cầu của tính hình tượng nên trong tác phẩm khi viết vế nhân vật thuộc tầng lớp xã hội nào đó, viết vế sự việc thuộc lĩnh vực nào; tái hiện lời ăn tiếng nói của nhân vật đang diễn ra ở hoạt động xã hội nào thì tác giả phu sư dựng ngôn ngữ của phong cách chức năng phù hợp với tầng lớp lĩnh vực, hoạt động xã hội đó.


2.6 Tính phi vật thể của ngôn ngữ

- Tính độc đáo của chất liệu xây đã nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tinh phi vật thể nhưng có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Ngôn từ giúp văn học đạt được tính vạn năng - trong việc chiếm lĩnh được tất cả những gì mắt thấy tai nghe, tái hiện được cả những điều mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm giác của con người Các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, sân khấu. điện ảnh sử dụng các chất liệu như màu sắc, đường nét, hình khá, diễn  viên, các hình ảnh chụp để xây dựng hình tượng - những chất liệu ấy là những vật thể hữu hình có khả năng tác động trực tiếp đến thị giác của con người. Với chất liệu ngôn ngữ, văn chương cũng tạo ra những hình tượng, bức tranh. Những hình tượng đó tác động vào trí tuệ gợi lên liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người đọc, do đó mà ít xác định hơn mơ hồ hơn.

 - Tính phi vật thể có thể phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời  sống trong không gian và thời gian ở bất kì giới hạn nào. Nhà thơ Hữu Thỉnh từng tái hiện sinh động sự thay áo của đất trời qua hương ở đầu mùa lân gió, sương trong Sang thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”

Ở đây đã có sự kết hợp hài hoà giữa  động và tĩnh, thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác. Chính ngôn từ nghệ thuật là cái kho vô tận những hình ảnh, âm thanh tạo nên bức  tranh về sự giao mùa giữa hai mùa hạ và thu thật đặc sắc. Chỉ có ngôn ngữ văn học mới tái hiện cụ thể, sinh động nhất từng hiện tượng, sự vật Cái mà những loại hình nghệ thuật khác không thể làm được. Cái hai hình, thơ mộng của đời sống trong không gian và thời gian, làm sao hội họa, kiến trúc có thể tạo được. Và ta chỉ có thể cảm nhận được bằng cả thị giác, thính giác, xúc giác những âm hưởng ấy.

 Không gian màu sắc được tái hiện trong văn học thật đa dạng và phong phú. Đó không những là sắc màu cụ thể nhìn thấy trong hiện thực mà còn là những màu sắc hư ảo tồn tại trong thế giới tinh thần. Cái sắc màu hư ảo ấy hội họa khó lòng tái hiện được nhưng văn học lại có khả năng tái hiện sinh động và gợi lên được một cách trực quan.  

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question