Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”
image hoi dap
image hoi dap

Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”

icon-time3/1/2023

Để hiểu hơn về vẻ đẹp hào hoa, bi tráng về bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”, mời các bạn cùng thầy cô tham khảo bài văn mẫu dưới đây


Dàn ý Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Quang dũng, bài thơ Tây Tiến

- Giới thiệu về vấn đề nghị luận là Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến

II. Thân bài

- Giá trị nghệ thuật 

+ Sử dụng nhuần nhuyễn, kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn

+ Giọng thơ trang trọng, trầm lắng 

+ Từ ngữ tinh tế gợi cảm, giàu sức biểu cảm

III. Kết bài

Cảm xúc của bản thân sau khi học xong tác phẩm “Tây Tiến”

Dàn ý Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”

Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” 

Nhà thơ Quang Dũng đã đóng góp rất nhiều tác phẩm thơ ca của mình vào kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến “ Tây Tiến”- bài thơ xuất sắc trong các sáng tác của Quang Dũng. Bài thơ là một bức tranh đã khắc họa đậm nét bức tượng đài bất tử của những người lính Tây Tiến.

Trước sự hùng vĩ, dữ dội mà nên thơ của thiên nhiên miền Tây, bức tượng đài của những lính Tây Tiến hiện lên với một vẻ đẹp đậm chất lãng mạn và đậm chất bi tráng:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”

Quang Dũng đã chọn lọc và sử dụng cái bi và cái oai hùng làm chất liệu chủ yếu hòa quyện vào nhau từ đó đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng của đoàn quân Tây Tiến. Ngoại hình của những chiến sĩ Tây Tiến rất khác lạ. Những cụm từ “đoàn binh không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”, “dữ oai hùm” đã thể hiện được vẻ khác lẹ nhưng vô cùng mạnh mẽ. Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc gợi sự chân thật về hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Căn bệnh sốt rét đã làm cho tóc của người lính rụng hết. Hình ảnh “quân xanh màu lá” đã diễn tả nét mặt xanh xao, đói khổ vì thiếu lương thực, thuốc men.

Quang Dũng không hề che giấu hiện thực khốc liệt, gian khổ ấy, mà đã thể hiện nó bằng một cái nhìn đầy lạc quan, sự thăng hoa trong cảm xúc. Từ đó nhà văn đã khắc họa rõ nét về vẻ đẹp oai hùng của hình tượng người línhTinh thần anh dũng mạnh mẽ kiên cường của đoàn quân Tây Tiến còn được thể hiện qua câu thơ: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Ánh mắt mang theo bao sự căm phẫn hướng về biên giới nơi kẻ thù đang tung hoành qua đó càng thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần sắt đá, nuôi mộng ước giết kẻ thù bảo vệ quê hương.

Đằng sau cái vẽ oai hùng, dữ dằn ấy, các chiến sĩ để lộ tâm hồn hào hoa, mộng mơ, đa tình, ngày đêm vẫn nhớ về những “dáng kiều thơm” đang chờ họ nơi quê nhà. Những thiếu nữ chốn Hà thành ấy vẫn luôn là nguồn động lực cổ vũ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh để để người lính vượt qua được tất cả những hiểm nguy, gian khổ. Hai câu thơ trên phần nào đã hoàn thiện rõ bức chân dung tinh thần của người lính Tây Tiến.

Ở nơi rừng thiên nước độc, dù cuộc rất khó khăn và khốc liệt nhưng các chiến sĩ cách mang vẫn quất tâm chiến đấu, bám sát kẻ thù, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 

Hình tượng người lính đã trở thành bất tử đối với dân tộc Việt Nam. Với tài năng trong việc kết hợp sử dụng giữa bút pháp hiện thực và thủ pháp tương phản đối lập đã khiến cho hình ảnh thơ vừa dữ dội, vừa thơ mộng, hào hùng, từ đó đã khắc họa rõ ràng bức tượng đài bất tử của đoàn quân Tây Tiến. 

--------------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu về Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” do Topbee chọn lọc và biên soạn. Chúc các em hoàn thành tốt bài văn của mình và đạt điểm cao trong những kì thi sắp tới

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question