Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Lam Kinh
Với lịch sử vô cùng phong phú và truyền thống văn hóa lâu đời, Thanh Hóa tự hào là quê hương của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ và nơi sinh sống của nhiều anh hùng dân tộc cũng như danh nhân văn hoá nổi tiếng. Trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Thanh Hóa phải kế đến khu di tích lịch sử Lam Kinh làm tôi ấn tượng nhất, thông qua bài viết của Topbee tôi muốn kể cho các bạn nghe về chuyến thăm quan khu di tích lịch sử Lam Kinh vào tháng 5/2023 vừa qua.
Dàn ý chi tiết kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Lam Kinh
Mở bài:
Giới thiệu khu di tích: Khu di tích lịch sử Lam Kinh cũng là một trong những địa điểm hấp dẫn mà tôi cũng như các du khách có cơ hội đến thăm.
Thân bài:
- Trước khi vào di tích :
Tôi cùng với các bạn trong chuyến hành trình phải đi hàng ngàn cây số để đặt chân tới mảnh đất địa linh nhân kiệt này.
- Khi vào di tích:
+ Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV
- Lịch sử khu di tích:
+ Sau hơn 10 năm chiến đấu và chiến thắng của quân nghĩa Lam Sơn, vua Lê Thái Tổ đã xây dựng kinh thành Lam Kinh trên đất Lam Sơn.
+ Năm 1962, Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, và cách đây 7 năm, nó đã được nâng cấp lên di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
- Trong chuyến đi:
+ Qua cầu khoảng 50m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen.
+ Để bước vào khu di tích chúng tôi phải đi qua Cây cầu Bạch (tên gọi xưa là cầu Tiên Loan Kiều) bắc trên sông Ngọc là lối đi chính dẫn du khách vào thăm Kinh thành cổ Lam Kinh.
+ Qua cầu khoảng 50m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen.
+ Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5m.. Nền Ngọ môn rộng 11m, dài hơn 14m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa.
+ Nói đến quần thể Lam Kinh, người ta thường nhắc đến bia Vĩnh Lăng. Đây là một công trình nghệ thuật có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử.
+ Ngọ môn có hai con Nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào.
+ Đến Lam Kinh, du khách có cơ hội khám phá và tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, ngắm nhìn các di vật cổ xưa như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê và đầu đao Kim nóc.
Kết bài:
- Để lại bài học gì sau chuyến đi
Kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Lam Kinh
"Còn nhiều lắm muôn vàn lịch sử
Ta làm sao phóng sự hết đành
Mời anh mời chị nhanh nhanh
Về quê em nhé…xứ Thanh đón chào!!!! "
Đó là bài hát "Thanh hóa yêu thương’’ một trong những bài hát mời bạn bè du khách gần xa có dịp ghé thăm mảnh đất Thanh Hoá. Nơi đây được ví như "địa linh nhân kiệt" là mảnh đất đã sinh ra nhiều danh nhân vĩ đại của dân tộc như Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông… Không chỉ nổi tiếng với văn hoá và con người xuất sắc, mà còn tự hào về những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Khu di tích lịch sử Lam Kinh cũng là một trong những địa điểm hấp dẫn mà tôi cũng như các du khách có cơ hội đến thăm.
Tỏa lạc giữa một rừng cổ thụ uy nghi Lam Kinh hiện ra trước mắt chúng tôi như một điểm son trong bức tranh phong cảnh hoành tráng và sinh động. Tôi cùng với các bạn trong chuyến hành trình phải đi hàng ngàn cây số để đặt chân tới mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Đi cùng với chúng tôi có chị hướng dẫn viên là người đồng hành trong buổi sáng ngày hôm nay. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV, nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Sau hơn 10 năm chiến đấu và chiến thắng của quân nghĩa Lam Sơn, vua Lê Thái Tổ đã xây dựng kinh thành Lam Kinh trên đất Lam Sơn.
Thành điện này còn được gọi là Tây Kinh. Năm 1962, Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, và cách đây 7 năm, nó đã được nâng cấp lên di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Để bước vào khu di tích chúng tôi phải đi qua Cây cầu Bạch (tên gọi xưa là cầu Tiên Loan Kiều) bắc trên sông Ngọc là lối đi chính dẫn du khách vào thăm Kinh thành cổ Lam Kinh. Qua cầu khoảng 50m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh. Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5m.. Nền Ngọ môn rộng 11m, dài hơn 14m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm. Phía sau cung điện là các tòa thái miếu nơi thờ cúng tổ tiên, các hoàng hậu hoàng đế thời Lê. Hiện nay, thái miếu vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ. Nói đến quần thể Lam Kinh, người ta thường nhắc đến bia Vĩnh Lăng.
Đây là một công trình nghệ thuật có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử. Bia đá hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, chính giữa có biểu tượng trời/đất (hình vuông, trong tròn), ở chính giữa khắc nổi hình rồng cuộn, uốn khúc quanh mặt Trời với ý nghĩa thiên tử (con trời) là do sự giao hòa của trời đất tạo nên. Hai bên là hình rồng chầu với thân dài uốn khúc cùng văn mây nước. Diềm bia được trang trí (từ trên xuống), 9 hình rồng trang trí tinh xảo bố cục trong 1/2 lá đề, đan xen hoa cúc dây mang phong cách nghệ thuật thời Lý - Trần. Phía sau khu di tích Lam Kinh là sơn lăng với 8 lăng mộ của các vua và hoàng hậu. Trong đó, lăng vua Thái Tổ được đặt ở thế rất đẹp. Nằm trong quần thể thứ nhất, Ngọ môn được các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đánh giá là một công trình kiến trúc khá quy mô, căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện. Ngọ môn có hai con Nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Tôi choáng ngợp với vẻ nguy nga của cung điện vua Lê như mới tại cố đô Lam Kinh Thanh Hóa. Đây thu hút sự quan tâm của nhiều du khách đến tham quan và viếng thăm. Không chỉ bởi kiến trúc độc đáo, quy mô và vẻ đẹp phương Đông, mà còn vì những câu chuyện văn hoá truyền thuyết huyền bí như cây lim hiến thân, cây ổi biết cười, và câu chuyện tình yêu của cây Đa Thị. Đến Lam Kinh, du khách có cơ hội khám phá và tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, ngắm nhìn các di vật cổ xưa như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê và đầu đao Kim nóc.
Đi hết cả một vòng khu di tích mà lòng tôi không khỏi xúc động bởi truyền thuyết lịch sử cũng như thiên nhiên nơi đây. Tôi đành hẹn mảnh đất địa linh nhân kiệt để về với thành phố của mình