image hoi dap
image hoi dap

Viết báo cáo về một khía cạnh của văn học trung đại

icon-time6/12/2023

Văn học trung đại mang đến những giá trị trường tồn mãi cùng thời gian. Những giá trị đó xuất phát từ những khía cạnh nổi bật, đặc sắc trong Văn học trung đại, để thấy rõ những đặc sắc đó hãy cùng Topbee tham khảo mẫu Viết báo cáo về một khía cạnh của văn học trung đại.

Chặng đường văn học trung đại gắn bó cùng thời gian có lẽ đã thấm đượm trong tâm trí của độc giả. Thấm đượm về ngôn ngữ, thấm đượm về tư tưởng, … đặc biệt khía cạnh nổi bật nhất trong đó phải kể đề tài - làn gió cuốn theo những giá trị nhân văn đến độc giả. Đó là những đề tài mang đậm dấu ấn với hai chủ nghĩa song hành bao gồm chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước. Những đề tài trên đã đi cùng các thi sĩ, thi nhân với vai trò cốt lõi tạo nên một thi phẩm, tác phẩm hoàn mĩ. Mặt khác, hai đề tài trên vẫn tồn tại hai màu sắc khác nhau đòi hỏi độc giả cần nghiên cứu và khám phá. Thế nên những nghiên cứu về đề tài - chủ nghĩa nhân đạo dưới đây sẽ là cơ sở tiên quyết để những nghiên cứu về các khía cạnh khác của văn học trung đại được khái quát và mở rộng. 

Khi nhắc đến những đề tài về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại sẽ không khiến độc giả phải nhàm chán mà nói rằng “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, hơn hết chủ nghĩa nhân đạo được coi như ánh sáng đưa con người đến với những bài học, những giá trị mang tính nhân văn, giáo dục. Để có được ánh hào quang trên chắc hẳn không thể thiếu được thi nhân mang đến năng lượng đó, người dẫn đường tinh anh trong thời kì của văn học trung đại mang đậm dấu ấn nhân đạo trong thi ca xướng tên tác giả Nguyễn Trãi. 

Nguyễn Trãi với những ngày về ở ẩn tại Côn Sơn, ông đã có khoảng thời gian và không gian để giao hòa với thơ, chiêm nghiệm về con người, khám phá về thiên nhiên. Và đây cũng chính là “thời điểm vàng" để tác giả Nguyễn Trãi sáng tác nên nhiều thi phẩm đặc sắc, một trong số những thi phẩm đặc sắc phải kể đến bài số 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” - “Cảnh ngày hè”. Thi phẩm “cảnh ngày hè” mang màu sắc về thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của con người, hơn hết “cảnh ngày hè” là khát vọng về đất nước thái bình nhân dân được ấm no hạnh phúc. Với giá trị nhân đạo đó, thi phẩm “cảnh ngày hè” được coi là biểu tượng cho đề tài chủ nghĩa nhân đạo trong khía cạnh của văn học trung đại Việt Nam. 

"Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".

Sáu câu thơ tượng trưng cho bức tranh thiên nhiên nơi làng quê của ngày hè, đọc thơ ta thấy rằng khả năng nhìn thấu về một vấn đề, khía cạnh trong tác giả là thượng thừa. Ấy là ngày hè rực rỡ, ngày hè với những màu sắc hương thơm, ngày hè nói không với những cái nắng oi ả, đó là một ngày hè tràn đầy sức sống. Hơn hết bức tranh cuộc sống cũng được thăng hoa cùng cảm xúc của Nguyễn Trãi trong cảnh ngày hè. Những hình ảnh gần gũi quen thuộc, những âm thanh da diết lúc thì “lao xao” khi thì “dắng dỏi” đã tô đậm sắc màu lôi cuốn trong bức tranh ngày hè nơi làng quê. 

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Thi sĩ đã khiến độc giả phần nào thắc mắc khi đặt hai câu “đắt giá”, hai câu ẵm trọn đề tài ở cuối thi phẩm. Ta thấy rằng dường như tác giả đã dồn nén cảm xúc, thi sĩ muốn gửi gắm thông điệp từ cái “hoàn mĩ của thiên nhiên và cuộc sống” để mong có được “quốc thái dân an”. Cái nhân đạo ấy không chỉ khiến người đọc thấu hiểu và nhìn nhận, giới thưởng văn còn phải khâm phục trước những mong ước của ông. Chỉ với hai dòng thơ cuối Nguyễn Trãi đã hoàn toàn bộc bạch được chiều sâu của đề tài với chủ nghĩa nhân đạo.

Viết báo cáo về một khía cạnh của văn học trung đại

Nổi bật hơn hết tác giả đã sử dụng điển tích, điển cố “Ngu cầm” tác giả khơi gợi đến câu chuyện về triều đại vua Nghiêu Thuấn - một thời kì nhân dân được sống trong ấm no, thái bình. Không những thế tác giả đã mượn cây đàn, Nguyễn Trãi muốn gảy nên tiếng đàn của những khúc ca bất hủ, khúc ca mang đậm niềm mong ước, hoài bão của tác giả về tháng ngày “quốc thái dân an”. Giữa ngày hè của làng quê này đó, Nguyễn Trãi không hưởng thụ cuộc sống của bản thân, ông nhìn nhận, ông chiêm nghiệm, đặc biệt đã liên tưởng và suy ngẫm làm sao để nhân dân có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. 

Ngọn lửa nhiệt huyết, con tim cháy bỏng về chủ nghĩa nhân đạo của tác giả đã được hiện thực hóa một cách chi tiết bởi hai câu thơ cuối. Tác giả đã đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của cá nhân. Tác giả đã nhấn mạnh ước mơ của mình dứt khoát hơn, mạnh mẽ hơn với câu kết thúc “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Khát khao về cuộc sống hạnh phúc ấm no của tác giả không chỉ gói gọn trong giới hạn trong phạm vi là quê hương của ông. Tác giả còn mong muốn cuộc sống đó được xuất hiện ở khắp muôn phương của đất nước. Sự nhân đạo ấy xuất phát bởi tấm lòng yêu nước thương dân, những suy tư trăn trở, những lo nghĩ cho vận mệnh của dân tộc.

Những ngày về ở ẩn của Nguyễn Trãi còn là những sự thanh nhàn hiếm có của cuộc đời ông. Dù ở những phút thanh nhàn hiếm có của cuộc đời nhưng Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với dân với nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm. Chữ “Nhàn” của Nguyễn Trãi là vậy, chữ nhàn vì nhân dân, vì đất nước, chữ nhàn luôn canh cánh trong lòng làm sao để “Dân giàu đủ khắp muôn phương”. Mặt khác ta có thể thấy chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm khác với nhàn của Nguyễn Trãi. Thi sĩ đã sử dụng chữ “Nhàn” để phủ nhận đi những hư danh trong chốn lao xao, tìm đến sự thanh nhàn cho cá nhân. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự quay lưng với nghĩa vụ và trách nhiệm. Cũng chính từ hai chữ “nhàn” đó càng khiến ta thêm trân trọng chữ “nhàn” của Nguyễn Trãi, chữ “Nhàn” đề cao tư tưởng nhân văn, đề cao chủ nghĩa nhân đạo cho thi ca trong tác giả nói riêng và những khía cạnh đặc sắc trong văn học trung đại nói chung. 

Chủ nghĩa nhân đạo - đề tài tạo nên thành công cho tác phẩm “cảnh ngày hè” của được trường tồn cùng thời gian cho đến ngày nay. Một nhà tri thức lỗi lạc sẵn sàng lui về ở ẩn để khơi gợi và mong muốn tìm được cái thanh bình, giản dị, sự ấm no hạnh phúc của muôn dân có lẽ đã hoàn toàn chinh phục trái tim độc giả. Trái tim cao thượng, tính nhân đạo trong Nguyễn Trãi sẽ còn ca vang mãi theo thời gian. Thậm chí đề tài về chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm đã trở thành tượng đài, yếu tố tiên quyết để độc giả cảm nhận và chiêm nghiệm về cuộc đời. Qua nghiên cứu về đề tài - chủ nghĩa nhân đạo, một khía cạnh của văn học trung đại, khía cạnh trên được coi là cơ sở để nghiên cứu thêm những khía cạnh khác của văn học trung đại Việt Nam.

Hoàng Dung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question