Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ).
image hoi dap
image hoi dap

Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ).

icon-time30/5/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Hà Nội thủ đô ngàn năm văn hiến là niềm tự hào, nhớ thương của biết bao nhiêu con người. Viết về Hà Nội có biết bao những vần thơ hay, da diết, chứa chan những kỷ niệm. Trong số đó Em ơi Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ là một trong những thi phẩm để đời. Cùng Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ) để thấy được giá trị đặc sắc của tác phẩm này.


Dàn ý Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ).

1, Mở bài.

- Giới thiệu tác phẩm Em ơi Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ.

- Đánh giá chung về giá trị đặc sắc của tác phẩm: một trường ca đồ sộ về Hà Nội trong những năm tháng chiến tranh ác liệt; về tình cảm gắn bó thân thương của tác giả với Hà Nội.

2, Thân bài.

- Bài thơ có nhiều chương, triển khai theo mạch cảm xúc, tất cả là cảm xúc của tác giả về Hà Nội.

- Hà Nội hiện ra với biết bao vẻ đẹp bình dị, thân thương, gắn với cuộc đời và với cuộc chiến trường kỳ của dân tộc.

- Hình ảnh em, ta còn em, được sử dụng sáng tạo trở đi trở lại trong bài thơ, là cái cớ để nhà thơ bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình.

- Bài thơ nhiều hình ảnh, từng chữ, từng câu được chắt lọc kỹ lưỡng. Nhưng có lẽ điều làm bài thơ thật hay là những câu chữ chắt lọc rất đẹp ấy được viết thật giản dị. Giản dị như nói, như những lời người thân nhắn gửi. Và vì thế mà gửi gắm được tới người đọc, tới người đi xa.

- Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: một bản trường ca về Hà Nội yêu dấu với câu từ giản dị nhưng giàu hình ảnh, tái hiện bức tranh của cuộc sống, con người Hà Nội sống động, kiên cường trong những năm bom rơi đạn lạc.

3, Kết bài.

- Khẳng định giá trị của bài thơ.

- Tài năng của tác giả.


Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ).

      Bài thơ Em ơi Hà Nội - phố được Phan Vũ viết vào tháng chạp năm 1972, gửi những người đi xa khi thành phố quê hương đang bị tàn phá khốc liệt. Trong khung cảnh chiến tranh ác liệt như thế nhưng bài thơ tuyệt nhiên không có tiếng bom rơi, không có nhà đổ, không có chết chóc mà chỉ có sự bình thản của con người, giống như là một sự lựa chọn để đối diện với những khó khăn, chông gai trước mắt.

     Bài thơ dài như một bản trường ca với tổng cộng 24 chương, tất cả các chương đều mở đầu bằng hình ảnh “Em ơi, Hà Nội phố”, không có sự khác biệt khá nhiều giữa các chương. Tất cả là cảm xúc của tác giả Phan Vũ về con người và phố xá Hà Nội. Điệp từ “ta còn em” được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các khổ thơ có thể hiểu em là Hà Nội, cũng có thể hiểu em là một người con gái trong tâm tưởng nào đó, là bóng hình để nhà thơ gợi nỗi nhớ niềm thương về Hà Nội.

Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ)

    Lời thủ thỉ, tâm tình của nhà thơ sau “Em ơi, Hà Nội phố, Ta còn em…” là tất cả những đặc trưng của Hà Nội hiện ra.

Ta còn em mùi hoàng lan.

Ta còn em mùi hoa sữa

Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?

Cọt kẹt bước chân quen.

Thang gác thời gian

Mòn thân gỗ.

Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ…

     Mùi hương hoa sữa và hoàng lan thoang thoảng trong từng con phố nhỏ, là thứ mùi hương thật đặc trưng, không lẫn vào đâu được khi nhắc tới Hà Nội. Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi đến một người nào đó trong thành phố già nua, cũ kỹ này “thang gác thời gian”, “mòn thân gỗ”, “căn xép nhỏ” tất cả gợi ra một Hà Nội thật cổ kính, rêu phong. Bước chân về thăm Hồ Tây mênh mông mà đâu đâu cũng thấy chiều tan nhanh trên mặt nước.

Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ.

Những bước chân tìm nhau

Rất vội

Những nhà thờ cổ kính ở cửa Bắc, tan chiều lễ mà tiếng chua chùa vẫn ngân nga 

 Nhà thờ Cửa Bắc,

Tan chiều lễ

Kinh cầu còn mãi ngân nga…

     Hà Nội trong ký ức của nhà thơ còn là tuổi học trò đẹp đẽ với biết bao nhiêu kỷ niệm “Ta còn em cánh cửa sắt/ Lâu ngày không mở./ Nhà ai?/ Qua đó, nao nao nhớ tuổi học trò…” những cuộc tình học trò đẹp đẽ, trong sáng ngọt lịm như tuổi 18-20 hiện về trong nỗi nhớ rạo rực.

     Nhớ về Hà Nội còn là những ngày tháng vất vả, khó nhọc nhưng cũng rất đỗi hào hoa: Toa xe điện cuối ngày, Áo bành tô cũ nát/ Lanh canh! lanh canh! những hình ảnh của một thời kỳ lịch sử đã qua, dấu vết thời gian như vẫn còn đọng lại trên gương mặt người thi sĩ đến nỗi lang thang trên con đường, nhớ quá về Hà Nội mà quên mất đường về.

Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ)  ảnh 2

     Em ơi Hà Nội phố không chỉ giống như lời thủ thỉ, tâm tình của tác giả với Hà Nội, với người em trong tâm tưởng mà còn là lời bộc bạch ẩn sâu nỗi xót xa. Ta còn em trong từng đoạn là những yêu thương hoài niệm về thủ đô mà đôi khi nhớ về, tìm nơi nương tựa tôi lại nhớ về.

     Hà Nội phố không chỉ có những mái nhà rêu phong, những con đường cũ kỹ, những nhà thờ vang tiếng chuông chùa, Hà Nội phố đẹp nhất là ẩn hiện của hình bóng người thiếu nữ kiêu sa. Nhà thơ đã thật sáng tạo khi để hình ảnh em và Hà Nội đồng hiện trong nhau. Em và Hà Nội khi là một, khi lại là hai, là một nỗi niềm trong ký ức, kỷ niệm xa xăm. Gọi Hà Nội bằng em để có cái cớ bộc bạch những nỗi niềm xa vắng.

     Em ơi Hà Nội phố là một bài thơ trộn lẫn giữa chất hội hoạ và văn chương. Sử dụng những từ ngữ đầy chất tạo hình khối với nhiều gam màu, chủ yếu là gam màu trầm, nhà thơ giống như một thi sĩ dùng cây cọ của ngôn từ để chấm phá tạo nên một bức tranh Hà Nội xưa đầy thơ mộng với những nét vẽ mờ nhòe, khi đậm, khi thanh, tạo một không gian lắng đọng để người đọc thưởng thức.

     Đó là lý do vì sao Em ơi Hà Nội phố được phổ thành bài hát và có sức lan tỏa rộng đến đông đảo bạn đọc. Dù thời gian đã qua đi nhiều năm nhưng những dư âm của thi phẩm này vẫn còn vang mãi trong tâm hồn người đọc và trở thành một trong những bài hát hay nhất về Hà Nội.

Bài làm của bạn Phạm Liên - Sinh viên sư phạm ngữ văn trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question