* Xác định điểm đứng trên bản đồ bằng phương pháp ước lượng cự li:
- Quan sát thực địa, chọn 1 đối tượng gần nhất, quan sát rõ và có vẽ kí hiệu trên bản đồ.
- Đặt cạnh thước qua vị trí chính xác của ký hiệu, xoay thước ngắm tới đối tượng ngoài thực địa, kẻ đường chì mờ theo cạnh thước về phía sau.
- Sử dụng phương tiện đo hoặc ước lượng cự li từ đối tượng ngoài thực địa đến vị trí đừng.
- Đổi cự ly theo tỉ lệ bản đồ rồi đo từ ký hiệu theo đường kẻ cự ly vừa đổi theo tỉ lệ và chấm trên đường kẻ, đó chính là điểm đứng trên bản đồ.
- Chú ý: Các thao tác thực hiện không được phép xê dịch bản đồ để tránh ảnh hưởng tới quá trình định hướng. Khi áp dụng phương pháp này trong trường hợp đi bộ hoặc di chuyển bằng phương tiện giao thông, cần căn cứ vào điểm xuất phát, đường di chuyển, thời gian, tốc độ (nếu di chuyển bằng xe),…
* Xác định điểm đứng trên bản đồ bằng phương pháp giao hội
- Trường hợp 1: sử dụng khi đang vận động men theo đường hoặc một địa vật dài thẳng bất kỳ (có vẽ ký hiệu trên bản đồ).
+ Quan sát trên thực địa và chọn 1 đối tượng trên bản đồ có vẽ kí hiệu.
+ Đặt cạnh thước trùng vào điểm chính xác của ký hiệu rồi xoay thước ngắm tới địa vật ngoài thực địa. Kẻ đường chì mờ về phía sau.
+ Điểm đứng chính là giao điểm của đường chì vừa kẻ với ký hiệu của địa vật dài thẳng trên bản đồ.
- Trường hợp 2: sử dụng khi đang đứng ở điểm bất kì (không đứng trên địa vật thẳng dài)
+ Chọn 2 đối tượng trên thực địa có vẽ kí hiệu trong bản đồ.
+ Lần lượt đặt thước vào vị trí chính xác của từng ký hiệu rồi xoay thước ngắm ra đối tượng ngoài thực địa.
+ Lần lượt kẻ đường chì mờ theo mép thước trên từng hướng về phía sau.
=> Vị trí điểm đứng trên bản đồ chính là giao điểm của hai đường chì mờ.
+ Chú ý: Góc giao hội giữa 2 đường này không được cao hơn 150 độ và thấp hơn 30 độ. Có thể kiểm tra lại độ chính xác bằng cách chọn 3 đối tượng, nếu giao hội của 3 đường chì mờ tại 1 điểm thì vị trí đó là vị trí chính xác.
Có 2 cách xác định điểm đứng trên bản đồ. Đó là:
* Xác định điểm đứng trên bản đồ bằng phương pháp ước lượng cự li:
- Quan sát thực địa, chọn 1 đối tượng gần nhất, quan sát rõ và có vẽ kí hiệu trên bản đồ.
- Đặt cạnh thước qua vị trí chính xác của ký hiệu, xoay thước ngắm tới đối tượng ngoài thực địa, kẻ đường chì mờ theo cạnh thước về phía sau.
- Sử dụng phương tiện đo hoặc ước lượng cự li từ đối tượng ngoài thực địa đến vị trí đừng.
- Đổi cự ly theo tỉ lệ bản đồ rồi đo từ ký hiệu theo đường kẻ cự ly vừa đổi theo tỉ lệ và chấm trên đường kẻ, đó chính là điểm đứng trên bản đồ.
- Chú ý: Các thao tác thực hiện không được phép xê dịch bản đồ để tránh ảnh hưởng tới quá trình định hướng. Khi áp dụng phương pháp này trong trường hợp đi bộ hoặc di chuyển bằng phương tiện giao thông, cần căn cứ vào điểm xuất phát, đường di chuyển, thời gian, tốc độ (nếu di chuyển bằng xe),…
* Xác định điểm đứng trên bản đồ bằng phương pháp giao hội
- Trường hợp 1: sử dụng khi đang vận động men theo đường hoặc một địa vật dài thẳng bất kỳ (có vẽ ký hiệu trên bản đồ).
+ Quan sát trên thực địa và chọn 1 đối tượng trên bản đồ có vẽ kí hiệu.
+ Đặt cạnh thước trùng vào điểm chính xác của ký hiệu rồi xoay thước ngắm tới địa vật ngoài thực địa. Kẻ đường chì mờ về phía sau.
+ Điểm đứng chính là giao điểm của đường chì vừa kẻ với ký hiệu của địa vật dài thẳng trên bản đồ.
- Trường hợp 2: sử dụng khi đang đứng ở điểm bất kì (không đứng trên địa vật thẳng dài)
+ Chọn 2 đối tượng trên thực địa có vẽ kí hiệu trong bản đồ.
+ Lần lượt đặt thước vào vị trí chính xác của từng ký hiệu rồi xoay thước ngắm ra đối tượng ngoài thực địa.
+ Lần lượt kẻ đường chì mờ theo mép thước trên từng hướng về phía sau.
=> Vị trí điểm đứng trên bản đồ chính là giao điểm của hai đường chì mờ.
+ Chú ý: Góc giao hội giữa 2 đường này không được cao hơn 150 độ và thấp hơn 30 độ. Có thể kiểm tra lại độ chính xác bằng cách chọn 3 đối tượng, nếu giao hội của 3 đường chì mờ tại 1 điểm thì vị trí đó là vị trí chính xác.