Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Cơ quan này cũng công nhận chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế. Khi nghiện game, học sinh sẽ tìm đến trò chơi kể cả trong và ngoài giờ học, thậm chí chơi game mất kiểm soát.
Các chuyên gia y tế nhận định, trẻ nghiện game online thường dành nhiều thời gian với các trò chơi trong thế giới ảo. Trong đó có nhiều trò mang màu sắc bạo lực, làm ảnh hưởng, thậm chí là ám ảnh, tác động đến suy nghĩ, hoạt động của cuộc sống ngoài đời thực. Thực tế đã có nhiều trường hợp, trẻ em mê chơi game hành động mạnh đã bắt chước hành động như nhân vật trong game như: đánh, đấm nhau hoặc dùng những lời lẽ tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.
Để giúp trẻ "cai nghiện game", chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, khi ở nhà, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự, vui chơi cùng con, giảm cảm giác nhàm chán cho trẻ vì thiếu không gian và không có người chơi cùng; Quản lý và quy định thời gian, thời điểm sử dụng thiết bị điện tử.
Thay vì cấm đoán, nên giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm nếu sa đà quá nhiều vào game online; phân công con làm một số công việc nhà, giúp con dần tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa học tập và vui chơi
Dẫn chứng về tình trạng nghiệm game online
Theo trang web benhviennhitrunguong
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Cơ quan này cũng công nhận chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế. Khi nghiện game, học sinh sẽ tìm đến trò chơi kể cả trong và ngoài giờ học, thậm chí chơi game mất kiểm soát.
Các chuyên gia y tế nhận định, trẻ nghiện game online thường dành nhiều thời gian với các trò chơi trong thế giới ảo. Trong đó có nhiều trò mang màu sắc bạo lực, làm ảnh hưởng, thậm chí là ám ảnh, tác động đến suy nghĩ, hoạt động của cuộc sống ngoài đời thực. Thực tế đã có nhiều trường hợp, trẻ em mê chơi game hành động mạnh đã bắt chước hành động như nhân vật trong game như: đánh, đấm nhau hoặc dùng những lời lẽ tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.
Để giúp trẻ "cai nghiện game", chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, khi ở nhà, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự, vui chơi cùng con, giảm cảm giác nhàm chán cho trẻ vì thiếu không gian và không có người chơi cùng; Quản lý và quy định thời gian, thời điểm sử dụng thiết bị điện tử.
Thay vì cấm đoán, nên giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm nếu sa đà quá nhiều vào game online; phân công con làm một số công việc nhà, giúp con dần tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa học tập và vui chơi