Đọc hiểu VỊNH MÙA ĐÔNG
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông.
Mây về ngàn Hống đen như mực,
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Cão muc hai may ngòi bút rít,
Phim loan cưới nhuộm sợi tơ chùng
Bốn mùa vì những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, 1983)
Câu 1. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh lão tùng giữa mùa đông?
Câu 2. Nêu nhận xét của anh/chị về cốt cách nhà nho Nguyễn Công Trứ thể hiện trong bài thơ trên.
Câu 3. Anh/chị viết đoạn văn 5 -7 dòng trả lời câu hỏi: Phép thử cỏ cần thiết trong cuộc sống?
Câu 1.
Hình ảnh lão tùng giữa mùa đông: Mùa đông lạnh giá, cỏ cây hoa lá đều đã không còn, chỉ còn mỗi cây tùng đơn độc ở góc núi chống chọi được với thiên nhiên khắc nghiệt.
Câu 2.
Nhận xét về cốt cách nhà nho Nguyễn Công Trứ thể hiện trong bài thơ: Ông là người yêu thiên nhiên. Dù thời tiết khắc nghiệt như vậy nhưng ông vẫn nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên bằng việc sử dụng các hình ảnh miêu tả mây, gió, cây cối. Tất cả tạo nên một không gian u buồn, vắng lặng => Đó cũng chính là tâm trạng của tác giả.
Câu 3.
Trong cuộc sống, phép thử là rất cần thiết. Chúng ta sẽ không biết trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó khi đặt mục tiêu cho mình, hãy làm một phép thử. Phép thử sẽ cho chúng ta cơ hội để trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Nhờ phép thử mà chúng ta khám phá được những điều bí ẩn mà bản thân chưa có cơ hội thể hiện. Nó có thể là điểm mạnh, nhưng cũng có thể là điểm yếu. Từ đó mà ta rút được kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi phép thử lại gây ra những tác hại vô cùng lớn. Vì thế, hãy đặt phép thử đúng lúc.