Nguyễn Khoa Điềm là một trong nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ những năm chống Mỹ - thế hệ đã có những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca Việt Nam những năm tháng ấy, đưa thơ ca trữ tình tuổi trẻ. Tư tưởng của ông trong thời kì này là sự tự nhận thức của tuổi trẻ về vai trò của mình và trong cuộc đấu tranh, tự nhận thức sâu sắc về đất nước và con người qua lập trường của chính mình. Tác phẩm tiêu biểu của ông trong chủ đề này chính là Mặt đường khát vọng.
Mặt đường khát vọng là sự thức tỉnh của tuổi trẻ, lớp thanh niên được sống trong cảnh hòa bình. Họ nhận thức được rằng mình đang được sống trong thời bình, thời kì bình yên nhất mọi thời đại. Cuộc sống ngày hôm nay họ có được là nhờ công lao của những người chiến sĩ thời chiến. Họ sẵn sàng hy sinh tình yêu, thanh xuân, gia đình hay cả tính mạng cho mình chỉ vì hai chữ “độc lập” cho toàn dân tộc ta. Lớp trẻ tự nhìn thấy ra được rằng “ta lớn lên rồi một sắc hồng” - hoàn cảnh sống quyết định được suy nghĩ, quyết định được nhận thức trong mỗi người về lòng biết ơn và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giữ nước.
Trong đời sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Đó chính là tấm lòng biết ơn, luôn ghi nhớ công lao, sự hi sinh của người khác dành cho mình. Lòng biết ơn được thể hiện trong cả suy nghĩ và hành động, từ những hành động nhỏ đến những hành động lớn. Đó là tư tưởng , là thái độ kính trọng, quý trọng, là hành động đền đáp, cảm ơn người có ơn với mình. Việt Nam thể hiện lòng biết ơn bằng ngày lễ như ngày 27 tháng 7 là ngày tưởng nhớ công lao của thương binh liệt sĩ - những người đã hy sinh xương máu, tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống sau này cho các thế sau mai sau...
Tác giả vận dụng một cách sáng tạo yếu tố ẩn dụ. Sử dụng những màu sắc đời thường như “màu mực tím”, “sắc hồng”,... để vẽ lên sự bình yên trong thời bình. Qua đó cho ta thấy được vai trò quan trọng của việc biết ơn đến những người chiến sĩ đã phải nằm xuống nơi chiến trường từ đó thấy được vận mệnh đất nước nằm trong tay các thế hệ sau này, giới trẻ phải có trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Đoạn thơ cho thấy điểm mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp giữa cảm và nghĩ, chính luận và trữ tình. Tuy nhiên, nhược điểm của bài thơ này cũng khá rõ tính chính luận là còn nặng nề, tràn ngập cảm xúc, ý diễn ra chồng chéo và dàn trải, đoạn chưa thật cô đọng để gây ấn tượng. Hơn nữa, nội dung nghị luận chính trị không mới và sâu.
Mặt đường khát vọng được coi là bài thơ vừa mang tính trữ tình vừa mang tính chính luận. Nguyễn Khoa Điềm khắc họa thành công vai trò quan trọng của những người chiến sĩ trong công cuộc giành lại độc lập cho đất nước và tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ trong thời bình, sự nhận thức đúng đắn về vai trò của bản thân.
Nguyễn Khoa Điềm là một trong nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ những năm chống Mỹ - thế hệ đã có những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca Việt Nam những năm tháng ấy, đưa thơ ca trữ tình tuổi trẻ. Tư tưởng của ông trong thời kì này là sự tự nhận thức của tuổi trẻ về vai trò của mình và trong cuộc đấu tranh, tự nhận thức sâu sắc về đất nước và con người qua lập trường của chính mình. Tác phẩm tiêu biểu của ông trong chủ đề này chính là Mặt đường khát vọng.
Mặt đường khát vọng là sự thức tỉnh của tuổi trẻ, lớp thanh niên được sống trong cảnh hòa bình. Họ nhận thức được rằng mình đang được sống trong thời bình, thời kì bình yên nhất mọi thời đại. Cuộc sống ngày hôm nay họ có được là nhờ công lao của những người chiến sĩ thời chiến. Họ sẵn sàng hy sinh tình yêu, thanh xuân, gia đình hay cả tính mạng cho mình chỉ vì hai chữ “độc lập” cho toàn dân tộc ta. Lớp trẻ tự nhìn thấy ra được rằng “ta lớn lên rồi một sắc hồng” - hoàn cảnh sống quyết định được suy nghĩ, quyết định được nhận thức trong mỗi người về lòng biết ơn và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giữ nước.
Trong đời sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Đó chính là tấm lòng biết ơn, luôn ghi nhớ công lao, sự hi sinh của người khác dành cho mình. Lòng biết ơn được thể hiện trong cả suy nghĩ và hành động, từ những hành động nhỏ đến những hành động lớn. Đó là tư tưởng , là thái độ kính trọng, quý trọng, là hành động đền đáp, cảm ơn người có ơn với mình. Việt Nam thể hiện lòng biết ơn bằng ngày lễ như ngày 27 tháng 7 là ngày tưởng nhớ công lao của thương binh liệt sĩ - những người đã hy sinh xương máu, tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống sau này cho các thế sau mai sau...
Tác giả vận dụng một cách sáng tạo yếu tố ẩn dụ. Sử dụng những màu sắc đời thường như “màu mực tím”, “sắc hồng”,... để vẽ lên sự bình yên trong thời bình. Qua đó cho ta thấy được vai trò quan trọng của việc biết ơn đến những người chiến sĩ đã phải nằm xuống nơi chiến trường từ đó thấy được vận mệnh đất nước nằm trong tay các thế hệ sau này, giới trẻ phải có trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Đoạn thơ cho thấy điểm mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp giữa cảm và nghĩ, chính luận và trữ tình. Tuy nhiên, nhược điểm của bài thơ này cũng khá rõ tính chính luận là còn nặng nề, tràn ngập cảm xúc, ý diễn ra chồng chéo và dàn trải, đoạn chưa thật cô đọng để gây ấn tượng. Hơn nữa, nội dung nghị luận chính trị không mới và sâu.
Mặt đường khát vọng được coi là bài thơ vừa mang tính trữ tình vừa mang tính chính luận. Nguyễn Khoa Điềm khắc họa thành công vai trò quan trọng của những người chiến sĩ trong công cuộc giành lại độc lập cho đất nước và tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ trong thời bình, sự nhận thức đúng đắn về vai trò của bản thân.