image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lụm còi (2 đề)

icon-time7/10/2023

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn tài ba của nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu là tác phẩm Lụm còi. Sau đây, mời các em tìm hiểu đáp án đọc hiểu bài Lụm còi

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Lụm còi 

Trời đất, tôi đã de ra sát mép ghế rồi mà nó còn biểu xích vô nữa, thiệt là quá đáng:

- Nhỏ xíu bày đặt làm anh – tôi cố gỡ thể diện.

- Chừng nào- nó sừng sộ- chừng nào mới nhỏ, mầy bao nhiêu tuổi?

- Mười bốn- tối cố kê thêm một tuổi cho chắc ăn khỏi kêu nó bằng anh.

- Tao mười lăm.

- Sạo! Mười lăm tuổi gì mà có chút tẳn?

- Thiệt. Tại tao nuôi hoài mà hỏng lớn. Bị cai. Ai cũng kêu tao là Lụm “Còi”

Và như thể chứng minh, thằng Lụm còi đứng dậy, nó xoay một vòng, đôi chân nhỏ xíu quay quay trong cái quần bò rộng thùng thình, như thể chỉ cần nó buông tay ra là cái quần tuột dốc xuống đầu gối. Thằng Lụm thấy tôi nhìn quá trời, nó đâm mắc cỡ.

- Tao mua đồ sida đó. Quần áo ở đó cỡ lớn không hà!

Nói rồi, nó xốc cái quàn bò lên, hai cái lai đằng gót dã bị nó đạp rách tưa tái như cá chốt rỉa. Tôi bật cười. Hỏng hiểu sao cái cười đó làm tan biến đi sự lạ lẫm giữa hai đứa tôi. Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:

- Mầy đi đâu mà ngồi đây?

Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đấy dũng cảm:

- Đi bụi đời

Nó chê liền:

- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.

Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp. Tôi hỏi lại mó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó. Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới:

- Sao kỳ vậy?

Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.

- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

- Là sao?- tôi chưng hửng.

- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao têm Lụm đó.

- Sạo hoài.

Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:

- Thật đó, biết sao tao đen thui vậy hôn?- Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắn hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói quá tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bán mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa?

Thằng Lụm hỏi tôi bằng giọng tự hào. Tôi tròn con mắt nhìn nó. Tôi cứ tưởng nó nói chơi. người ta có thể lớn lên nhờ bánh mì à? Còn tôi, mẹ tôi nói từ hai, một tuổi cho tớ bốn tuổi, tôi uông hết ba trăm mười lăm hộp sữa bột, vậy mà cò bịnh lên bệnh xuống èo ọt thảm thương. Ba tôi nói thêm, nuôi tôi cực ghê lắm. Giờ này hai người ở đâu mà sao không lại rước tôi ta? Gió đang lạnh thấy mồ đi.

- sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi

- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.

- Ý, bị đòn hả?- Tự nhiên nó hào hứng. Bị đánh bằng gì?

- Bằng roi, cây roi dài thiệt dài (nhưng cây roi ba đánh tôi là cây thước thơj may của mẹ, cụt ngủn hà). Bự tổ cha vậy nè .

Tôi đưa bắp tay ốm ròm ra.

- Đánh nghe đau mà chắc đã lắm hen?

Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt ( trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!

Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:

- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.

- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì trao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã.

Tự nhiên tôi thấy thương thằng Lụm quá. Nó kể với tôi, nó đã chờ má nó từ hổi bảy tuổi tới giờ. Ban ngày nó đi bán bánh mì, ban đêm nó mơi ra đây. Nó nói chừng nào nó giàu nó thôi bán bánh mì vì biết đâu má nó vẫn thường qua đây ban ngày mà không thấy nó. NÓ chợt hỏi:

- Mầy sướng thấy mồ mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi.

Thằng Lụm nói với giọng kẻ cả. Tôi giật mình, bây giờ có ông tiên nào hiện ra để đổi vị trí hai đứa, chắc tôi buồn lắm. Ừ, có lẽ, ở nhà, bị rầy bị đánh vẫn hơn đi bán bánh mì, ngủ bờ ngủ bụi như vầy. Ở nhà, giờ này, mẹ khuấy cho tôi một ly sữa uống trước khi đi ngủ ( mèn ơi, cung gần 14 tuổi rồi mà …như con nít ….), mẹ hỏi tôi đánh rằng chưa, toi nói ròi, mẹ không tin biểu tôi nhe răng ra, thừa lúc hai mà tôi phồng phông, mẹ sẽ hon tôi. Giờ nầy, nếu tôi đang mải đọc truyện tranh, ba sẽ biểu tôi cất sách, đi ngủ, ba sẽ ém mùng, tắt đèn giùm tôi khi bước ra căn phòng dán đầy hình ảnh Đôremon và Siêu Nhân.

Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi ngồi im lằng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy đẻ nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lịa trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng trước mặt mình, tôi bật khóc:

- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.

Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.

- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.

Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi vớ đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:

- Em về nghen, anh Lụm.

Thằng Lụm gật đầu, nó ngẩng lên nhìn ba mẹ tôi rồi quay lại:

- Ba ma mầy hiền lằm phải không?

- Ừ, sao anh biết?

Nó ra vẻ ta đây:

- Nhìn tướng là biết – rồi nó mơ màng – ba má tao cũng hiền, tao tin vậy.

Mẹ lại gần nắm tay tôi, mẹ nói “Về đi con, khuya rồi, mai còn đi học”, quay qua thằng Lụm, mẹ hỏi “còn cháu? Cháu không về nhà à?” Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:

- Mai mốt ra đây chơi, nghen mày!

Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “ bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước. Tôi ngồi giữa ba và mẹ, nghe ấm hẳn lên. Tôi lên tiếng:

- Bữa nào ba mẹ cho con lại thăm anh “Lụm Còi” ba mẹ ha!


Đọc hiểu Lụm còi (Tự luận) - Đề 1

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của toàn bộ văn bản là gì? 

Câu 2: Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? 

Câu 3: Tại sao tác giả lại đặt tên nhân vật là Lụm còi? 

Câu 4: Em nghĩ thế nào về câu nói của nhân vật Lụm còi “Đánh nghe đau mà chắc đã lắm hen. Mày sướng thiệt. Vậy mà còn bỏ nhà đi! Đồ ngu” 

Câu 5: Sau khi đọc tác phẩm, em có suy nghĩ gì?

Đọc hiểu Lụm còi - ảnh 1

Đáp án

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là Tự sự -> Đây là một câu chuyện, có sự đối thoại giữa các nhân vật 

Câu 2: Nhân vật chính trong toàn bộ câu chuyện là nhân vật “tôi” và nhân vật Lụm còi

Câu 3: Tác giả đặt tên nhân vật là Lụm còi bởi vì thằng bé ốm yếu, đôi chân nhỏ xíu quay quay trong cái quần bò rộng thùng thình, như thể chỉ cần nó buông tay ra là cái quần tuột dốc xuống đầu gối. Và vì mẹ của cậu bỏ rơi cậu, được, không tiếp tục nuôi dưỡng cậu nữa nên mọi người gọi cậu là Lụm. 

Câu 4: Khi nhân vật Lụm còi nói “Đánh nghe đau mà chắc đã lắm hen. Mày sướng thiệt. Vậy mà còn bỏ nhà đi! Đồ ngu”, em cảm thấy vô cùng tội nghiệp và thương cho nhân vật này bởi vì ta nghĩ rằng đứa trẻ nào cũng sợ bị đánh, sợ đòn roi, nhưng đối với Lụm còi, được đánh là điều hạnh phúc. Bởi vì cậu không có ba, không có mẹ cho nên khao khát được ở cạnh gia đình thân yêu, dù cho có bị phạt đi chăng nữa, điều này khiến cho ta không khỏi đau lòng, đó chính là khát khao hạnh phúc của Lụm còi.

Câu 5: Sau khi đọc xong tác phẩm, em cảm thấy vô cùng thương cho số phận của nhân vật Lụm còi, dù bị mẹ bỏ rơi, phải lao động từ khi còn nhỏ tuổi nhưng trong Lụm còi vẫn luôn tràn đầy niềm tin và hy vọng, em chưa bao giờ từ bỏ ước mơ gặp lại mẹ của mình, luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Không những vậy, Lụm còi còn dạy cho nhân vật “tôi” một bài học đó chính là biết trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý, không vì giận dỗi mà bỏ nhà ra đi. Đồng thời còn lên án những bậc phụ huynh, làm cha, làm mẹ không nghĩ cho con em của mình mà sẵn sàng bỏ rơi con, phá huỷ đi tuổi thơ và hạnh phúc của con mình. 


Đọc hiểu Lụm còi (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện thần thoại

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Tác giả của truyện là ai?

A. Ngô Tất Tố

B. Xuân Diệu

C. Nguyễn Ngọc Tư

D. Xuân Quỳnh

Câu 3. Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Câu 4. Tại sao nhân vật tôi lại bị bố đánh?

A. Lười biếng

B. Lấy tiền mẹ đi chơi net

C. Điểm kém

D. Hẹn bạn đi đánh nhau

Câu 5. Hai đứa trẻ đã gặp nhau ở đâu?

A. Nhà Lụm

B. Nhà Tôi

C. Nhà bà ngoại

D. Băng đá gần gốc me trên đường

Câu 6. Tại sao ngày nào thằng Lụm cũng ra chỗ ghế ở gốc cây me?

A. Vì nó chờ mẹ nó tới đón

B. Vì thói quen

C. Vì đi chơi

D. Vì ghế đá ngủ rất ngon

Câu 7. Hoàn cảnh đối lập của cả hai nhân vật ra sao?

A. Tôi học giỏi còn thằng Lụm học rất kém

B. Tôi có gia đình hạnh phúc, có ba có má còn thằng Lụm thì bị bỏ rơi không biết ba mẹ ruột là ai

C. Tôi nghèo khó làm lụng vất vả còn thằng Lụm thì nhà giàu, cơm no, áo ấm.

D. Hoàn cảnh của cả hai giống hệt nhau.

Câu 8. Kết thúc câu chuyện như thế nào?

A. Thằng Lụm đã tìm được mẹ

B. Nhân vật Tôi về nhà bà

C. Ba má tới đón Tôi còn thằng Lụm thì vẫn đứng đó chờ.

D. Thằng Lụm bỏ cuộc cô đơn về nhà. 

Đáp án

Câu 1. A =>  Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2. C => Tác giả của truyện là Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 3. A => Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất - xưng tôi.

Câu 4. B => Nhân vật tôi lại bị bố đánh vì lấy tiền mẹ đi chơi net.

Câu 5. D =>  Hai đứa trẻ đã gặp nhau ở băng đá gần gốc me trên đường.

Câu 6. A => Thằng Lụm ngày nào cũng ra chỗ ghế ở gốc cây me chờ mẹ nó quay lại đón nó bởi nó bị mẹ bỏ rơi từ bé.

Câu 7. B => Hoàn cảnh đối lập của cả hai nhân vật: Tôi có gia đình hạnh phúc, có ba có má còn thằng Lụm thì bị bỏ rơi không biết ba mẹ ruột là ai.

Câu 8. C => Kết thúc câu chuyện ba má tới đón Tôi còn thằng Lụm thì vẫn đứng đó chờ.

Phạm Kim Chi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question