

Đọc hiểu Sống Nguyễn Khoa Điềm (2 đề)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Sống Nguyễn Khoa Điềm: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra hai cách sống “không thể nào chấp nhận” được nêu trong đoạn trích. Cho biết hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Không thể nào chấp nhận sống:
Với lời cầu xin, lời dọa nạt
Con người luôn đi sau thời gian
Để thời gian chỉ còn báo mộng
Không thể nào bưng hai tay
Một bình an đặng sống
Không thể nào cúi đầu
Nhìn ngón chân bất lực.
Không thể nào chấp nhận sống:
Mà không biết mình về đâu
Không biết mình có thể làm gì
Buồn vui theo kẻ khác.
Không thể nào chấp nhận sống:
Trong sợ hãi, trong lọc lừa
Chẳng nhớ tim mình còn đập.
Không thể nào chấp nhận sống:
Khi mình chưa là mình
Trống trơ như vực thẳm...
(Trích Sống - Nguyễn Khoa Điềm Nguồn: Hội nhà văn Việt Nam, ngày 6-6-2016)
Đọc hiểu Sống Nguyễn Khoa Điềm - Đề số 1

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai cách sống “không thể nào chấp nhận” được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Cho biết hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2.
Hai cách sống “không thể nào chấp nhận” được nêu trong đoạn trích là:
+ Với lời cầu xin, lời dọa nạt.
+ Mà không biết mình về đâu.
Câu 3.
Phép điệp được sử dụng trong đoạn trích là: Điệp ngữ "Không thể nào chấp nhận sống".
→ Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ và tăng tính biểu cảm cho bài thơ.
+ Nhấn mạnh những cách sống không tốt và thể hiện thái độ của tác giả với lối sống này.
Đọc hiểu Sống Nguyễn Khoa Điềm - Đề số 2

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính
Câu 2. Hãy nêu ít nhất 03 lối sống được nêu trong văn bản mà theo tác giả là không thể chấp nhận
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lối sống “trong sợ hãi, trong lọc lừa” và “mình chưa là mình” được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với lẽ sống của tác giả trong đoạn thơ trên không? Vì sao?
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.
Câu 2.
03 lối sống được nêu trong văn bản mà theo tác giả không thể chấp nhận:
+ Sống không biết mình đi về đâu , có thể làm gì.
+ Với lời cầu xin, lời dọa nạt
+ Sống trong sợ hãi , trong lọc lừa.
Câu 3.
Lối sống “trong sợ hãi, trong lọc lừa” là lối sống của những con người nhát gan, không dám làm chuyện khó, luôn lo lắng, sợ hãi với mọi thứ và không dám bứt phá, luôn trong vùng an toàn.
Lối sống “mình chưa là mình” có nghĩa là sống mà không theo cách bản thân mình mong muốn.
Câu 4.
Em đồng tình với lẽ sống của tác giả trong đoạn thơ trên. Vì đó là một lẽ sống tốt đẹp mà ai cũng cần noi theo.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Sống Nguyễn Khoa Điềm. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.