Đáp án 7 câu hỏi trong 1 đề Đọc hiểu văn bản Từ Thức
image hoi dap
image hoi dap

Đáp án 7 câu hỏi trong 1 đề Đọc hiểu văn bản Từ Thức

icon-time22/10/2023

“Từ thức gặp tiên” là câu truyện cổ tích nổi tiếng xưa nay. Hãy cùng Topbee đi trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu văn bản Từ Thức nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Như Từ, từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương Nam. Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:

 - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.

Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:

- Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?

Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói:

- Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chốn làng mây bến nước.

Giáng Hương khóc mà nói:

- Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa.

Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói:

- Không ngờ chàng lại mắc mớ vì mối lòng trần như vậy.

Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:

- Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình ngày cũ.

Rồi tràn nước mắt mà chia biệt.

Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:

- Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi. 

Chàng bấy giờ mới hậm hực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.

(Trích "Từ Thức", "Truyền kỳ mạn lục", bản dịch của Trúc Khê - Ngô Văn Triện. NXB Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988)

Đọc hiểu văn bản Từ Thức

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 

Trả lời

- Phương thức biểu đạt chính: Phương thức Tự sự

Câu 2: Chỉ ra đặc điểm không gian và thời gian nghệ thuật trong đoạn trích trên.

Trả lời

- Không gian trong đoạn trích: đan xen giữa cõi trần và cõi tiên. 

+ Cõi trần: huyện Tiên Du, quê cũ của Phạm Tử Hư.

+ Cõi tiên: vùng núi Phù Lai – động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả.

- Thời gian: kết hợp thời gian thực và thời gian kì ảo

+ Thời gian thực: năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh, đời ông vua thứ ba triều Lê.

+ Thời gian kì ảo: thời gian ngưng đọng;  Từ Thức ở động tiên khoảng một năm nhưng ở cõi trần đã hơn 80 năm.

Câu 3: Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy những gì?

Trả lời

Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ.

Câu 4: Tại sao Từ Thức từ chối cuộc sống chốn tiên bồng?

Trả lời

Từ Thức từ chối cuộc sống ở chốn tiên bồng bởi vì ông vẫn còn nặng lòng với quê hương, với những người thân yêu ở trần gian.

Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn trích.

Trả lời

- Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:

+ Từ Thức gặp tiên và kết duyên với nàng tiên Giáng Hương trong sự chúc phúc của ququần tiên.

+ Cỗ xe cẩm vân đưa Từ Thức về nhà trong thoáng chốc.

+ Xe mây thoáng chốc đã hóa chim loan mà bay mất.

- Tác dụng của các yếu tố kì ảo:

+ Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc.

+ Kín đáo bộc lộ thái độ của người viết: Cõi tiên là hình ảnh của thế giới mà con người muốn tìm đến khi chán ngán thế giới thực tại. Nhưng thế giới cũng chỉ là hư vô như giấc mộng chiêm bao.

Câu 6: Lí giải sự lựa chọn của Từ Thức: Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, sau không biết đi đâu mất

Trả lời

Bởi vì giờ đây những điều quen thuộc với cuộc sống trước đây của chàng đã chẳng còn nữa. Chàng lựa chọn trở về sống với thiên nhiên nguyên sinh ngoài kia. Điều đó vừa như một sự an ủi đối với chàng khi là điều duy nhất không thay đổi trong ngần ấy năm, vừa cho thấy tâm hồn tự do, yêu quê hương sâu sắc mà không màng đến danh lợi.

> > > Mẹo đạt điểm cao phần đọc hiểu: Hướng dẫn chi tiết Cách đọc hiểu truyện Truyền Kì

Câu 7: Chuyện về Từ Thức cho ta bài học gì?

Trả lời

Câu chuyện về chàng Từ Thức đã cho ta thấy được bài học về tình yêu quê hương, đất nước. Cho dù có đi xa tới đâu, có được thưởng thức những của quý, cảnh đẹp ở nhiều nơi khác thì quê hương vẫn sẽ là nơi ấn tượng nhất , ý nghĩa nhất đối với bản thân mỗi con người.

Câu 8: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của anh (chị) về luận đề: quê hương trong tim mỗi người

Trả lời

- Quê hương là một phần không thể thiếu trong tiềm thức của mỗi người. Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ta. Là nơi mà chúng ta tìm về để được che chở khỏi sự xô bồ, ồn ào của xã hội ngoài kia.

Câu 9: Rút ra một thông điệp ý nghĩa nhất và lí giải.

Trả lời

Có thể lựa chọn một trong những thông điệp sau:

- Chúng ta là con người trần thế dù có được sống nơi tiên cảnh cũng không thoát được nỗi nhớ quê hương

- Cuộc đời con người chúng ta không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là khoảng thời gian hữu hạn, chúng ta cũng không được hưởng đặc ân vô biên từ tạo hóa.

- Chúng ta không thể tham lam, không thể có tất cả, khi ta không chấp nhận bằng lòng ta sẽ mất hết.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question