image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

icon-time25/12/2023

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ hiếm hoi và tài năng của nền văn học Việt Nam. Mời các em tìm hiểu qua bài viết phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh.


Bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

Mở bài:

- Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và phong cách viết thơ của bà

- Giới thiệu bài thơ Hoa cỏ may và vấn đề cần nghị luận: cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ

Thân bài:

- Tóm tắt nội dung và những đặc sắc của bài thơ

- Cấu tứ của bài thơ: Cái níu giữ của hoa cỏ may khiến người con gái hoài niệm về những ngày cũ

+ Nỗi xao xuyến, nhớ nhung bất chợt của người con gái khi đi về lối cũ, chứa đầy những kỷ niệm tình yêu đôi lứa

+ Nhân vật như trở lại những ngày xưa cũ, nhưng khác biệt là bao hờn ghen đã được gửi theo mây gió nhưng không tránh khỏi hoài niệm

+ Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may, cái vô tình kia phải chăng là cố ý khiến cho lòng hoài niệm về một người, về một thời mà không biết, giờ người có đổi thay?

- Hình ảnh: 

+ Sử dụng rất nhiều hình ảnh: Cát vắng, sông đầy, cây, mây trắng, gió

+ Hình ảnh nổi bật nhất: Hoa cỏ may

Kết bài: Cảm nhận về bài thơ và đóng góp của cấu tứ, hình ảnh với thành công của bài thơ


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

Võ Văn Trực từng nhận xét Xuân Quỳnh thế này: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị.” Đúng thật, Xuân Quỳnh không dùng “ẩn dụ” trong thơ của mình, bà thể hiện hết tình cảm và suy tư của mình. Phong cách viết của bà rất độc đáo, thành thật đến mức thông qua con chữ người ta thấy con người. Một trong những bài thơ độc đáo nhất - Hoa cỏ may đã thể hiện rõ điều này thông qua cấu tứ xuyên suốt và những hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

Hoa cỏ may được sáng tác trong thời kháng chiến chống Pháp năm 1969 và được in trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1989. Tập thơ này được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990. Khi sáng tác bài thơ này, bà đang ở Hà Nội, trong lòng là tình cảm nhớ nhưng tha thiết người yêu ở nơi xa ngăn cách bởi cuộc chiến ác liệt. Dù vậy, lòng người con gái vẫn say đắm và hoài niệm những kỷ niệm bên người yêu, cho người đọc thấy được nỗi lòng của người con gái.

Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

Hoa cỏ may là loài cỏ mỏng manh, yếu ớt, tưởng chừng như có thể lung lay và gục ngã trước những cơn gió lớn. Tương truyền, hoa cỏ may đại diện cho tình yêu và sự thủy chung, dù ra sao vẫn luôn đau đáu nỗi niềm yêu thương và mong đợi. Hình ảnh hoa cỏ may thủy chung chất chứa đầy nỗi hoài niệm đã trở thành mạch thơ xuyên suốt, trở thành cấu tứ của bài thơ cùng tên. Những ngọn cỏ vô ý găm đầy, níu kéo vạt áo của nhân vật trữ tình trong bài thơ như nỗi tương tư cùng hoài niệm không yên.

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Hình ảnh cát vắng, sông đầy gợi lên một không gian mênh mông, rộng lớn và tĩnh lặng. Cây được nhân hóa như một con người, bồi hồi đứng lặng trước cảnh tượng này mà không nói thành lời. Không gian này càng trở nên xao xuyến hơn khi mùa thu đến, tiếng gọi của mùa thu như gọi cả những sợi tơ lòng giăng kín. Chính lối cũ đã khiến lòng người phụ nữ hoài niệm về một thời quá khứ, những tình cảm sống dậy khi trở về con đường quen thuộc. Tác giả nhung nhớ những kỷ niệm, tiếng gọi yêu thương của người khi ấy cho đến bây giờ, tác giả vẫn không thể quên được. 

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khi yêu đương, bao giận buồn hờn ghen để khi xa, chúng biến thành nhung nhớ và gửi lại những cảm xúc hờn ghen vào mây với gió. Đắng cay khi ấy chỉ còn là những kỷ niệm xưa cũ, giờ người chỉ nhớ về những kỷ niệm đẹp bên cạnh người yêu thương. Những mùa cũ đã qua là bao hoài niệm, để giờ đây nơi phương xa viết thư gửi cho ai qua nơi tiền tuyến. Lúc này, những hình ảnh mây và gió vẫn thể hiện cho một khoảng không rộng lớn vô ngần. Mà trong khoảng không ấy, đôi mắt người thi sĩ lại hướng về bông hoa cỏ  lau, khiến cho không gian như bừng sáng lên:

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Nào phải hoa cỏ lau cố găm vào áo quần, mà là người lại cố ý như vô tình khiến những bông cỏ mỏng manh kia níu kéo. Gió và mây trên trời, dưới đất là vô tận màu trắng nhẹ của cỏ lau, như hiện thân của những nỗi nhớ và hoài niệm níu kéo. Nhưng trong lúc đó, người con gái vẫn nghi ngờ tự hỏi: Ai biết lòng anh có đổi thay? Ta có thể phần nào cảm thông được những suy nghĩ vẩn vơ đó, bởi khi yêu con gái là thế, là những hờn ghen và mong manh như nhành cỏ lau!

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question