Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Viếng Lăng Bác
image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Viếng Lăng Bác

icon-time20/11/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Viễn Phương có câu: “Càng thương càng nhớ nên tôi viết nhiều bài thơ về Bác”. Quả thật, thơ ông luôn chạm đến trái tim người đọc vởi sự thành kính, tôn nghiêm đối với vị cha gùa kính yêu của dân tộc. Một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi nhà văn Viễn Phương đó là bài Viếng Lăng Bác.


Dàn ý nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Viếng Lăng Bác

Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Viếng Lăng Bác

Thân bài: 

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 

+ Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất.

+ Tác giả là một người con của miền Nam nhà thơ mong mỏi được một lần ra thăm Bác.

- Cấu tứ là gì? Cấu tứ là hình mẫu nghệ thuật của tác phẩm, cung cấp cho người đọc để có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của tác phẩm

- Sự xúc động và tình cảm yêu mến của tác giả với Bác Hồ khi lần đầu ra thăm lăng Bác.
+ Cách xưng hô ‘’con’’ với ‘’bác’’ đã xóa nhòa khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân gợi lên tình cảm ruột thịt ấm áp.
+ Nhà thơ xưng ‘’con’’ và chữ’’con’’ở lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng ‘’con’’.
+ Hàng tre bao đời trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời. 
+ Đồng thời, làng tre còn là hình ảnh tượng trưng cho sắc màu đất nước.
+ Hình ảnh ẩn dụ ‘’mặt trời’’ là hình ảnh đẹp, mặt trời thiên nhiên đã đem lại sự sống cho muôn vật, mặt trời ấy mãi vĩnh hằng
+ Điệp từ ‘’ngày ngày’’ diễn tả sự tuần hoàn liên tiếp từ ngày này sang ngày khác từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’’ là hình ảnh ẩn dụ thể hiện tấm lòng thành kính của người dân với những tràng hoa vinh hiển khắc trên đời 
+ Bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh ấn dụ về Bác 

- Thể hiện niềm tự hào dân tộc và sự kính trọng muôn đời với Hồ Chủ Tịch kính yêu của chúng ta

Kết bài: 

- Đánh giá cấu tứ và hình ản trong bài thơ

- Nội dung rút ra từ tác phẩm

Nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Viếng Lăng Bác

Dàn ý nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Viếng Lăng Bác

  Cũng như Tố Hữu, Viễn Phương có một mối tình lớn nhất, thuỷ chung nhất trong thơ: đó là mối tình với cách mạng. Quả thât, nhà thơ đã thể hiên tình cảm sâu nặng làm thay đổi trái tim của hàng trăm, triệu trái tim con người Việt Nam đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Bài thơ Viếng Lăng Bác là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi nhà thơ Viễn Phương, là nén tâm hương mà Viễn Phương thành kính dâng lên Người.

  Mỗi nhà văn đều gắn với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất định. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo trong một hoàn cảnh cụ thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình cảm,… của mình đối với cuộc sống và con người. Đó chính là hoàn cảnh của tác phẩm. Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng Lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam nhà thơ mong mỏi được một lần ra thăm Bác. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này. 


Cấu tứ bài thơ Viếng lăng Bác

Vậy cấu tứ là gì? Liệu có đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm? Cấu tứ là linh hồn, là hình mẫu nghệ thuật của tác phẩm, cung cấp cho người đọc những quan điểm, góc nhìn, cảm nhận để có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Muốn cảm nhận rõ rệt cấu tứ ở đâu, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ từ những câu thơ, hình ảnh mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Khổ thơ đầu tiên đã diễn tả sâu sắc cảm xúc của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian lẫn thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác.

‘’Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng’’

Mạch cảm xúc mở đầu bài thơ bằng lời tâm sự:’’ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác’’. Cách xưng hô ‘’con’’ với ‘’bác’’ đã xóa nhòa khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân gợi lên tình cảm ruột thịt ấm áp. Được về với người cha thân yêu của mình thì đó là hình ảnh vô cùng thiêng liêng và cao quý. Bài thơ mở đầu bằng một lời tâm sự ngắn gọn, ngôn từ giản dị nhưng đầy ý nghĩa sâu sắc. Nhà thơ kể rằng ông đang ở miền Nam, nơi tiền tuyến của quê hương, nơi máu đã đổ hàng chục năm. Trong chiến tranh miền Nam là bức thành đồng của Tổ quốc  thế nhưng kẻ thù lại chia cắt hai miền. Bởi vậy, đây không chỉ là chuyến đi ngắm nhìn các công trình kiến trúc, không chỉ là chuyến đi chiêm ngưỡng di tích của các vĩ nhân mà là hành trình của một cái cây tìm lại cội rễ, máu chảy về tim và dòng sông về nguồn. Đó là cuộc trở về để báo công với Bác, để được ôm vào lòng và ngợi khen. Nhà thơ xưng ‘’con’’ và chữ’’con’’ở đầu dòng thơ, đầu bài thơ. Trong ngôn từ của nhân loại không có môt chữ nào  lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng ‘’con’’. Tác giả như người con ruột thịt của Bác, gắn bó với Bác như máu mủ, không thể nào xa cách. Cách xưng hô này rất gần gũi, thân mật, ấm áp và yêu thương nhưng cũng đầy tôn trọng và thiêng liêng. Đồng thời, nó gợi lên cảm giác gần gũi,  gợi sự thân mật, thăm người thân ruột thịt, thăm những người thân thương, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy lâu. Đó chính là cấu tứ của bài thơ. Sự xúc động và tình cảm yêu mến của tác giả với Bác Hồ khi lần đầu ra thăm lăng Bác. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của nhân dân Việt Nam. 


Hình ảnh bài thơ Viếng lăng Bác

Cái hay của khổ thơ không chỉ ở từ ngữ bình dị mà còn ở hình ảnh cây tre vô cùng thân thuộc. Những hàng tre xanh xanh Việt Nam là hình ảnh tượng trưng của làng quê. Hàng tre bao đời trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời. Từ ‘’ôi’’ đứng đầu câu thơ đã mở ra bao cản nghĩ. Đó là hàng tre có thực bên lăng, bát ngát, trải dài trong sương mờ của trời thu Hà Nội. Nơi của Người yên nghỉ thật bình dị, thanh cao. Đồng thời, làng tre còn là hình ảnh tượng trưng cho sắc màu đất nước. Trong tình cảm kính yêu của nhà thơ Bác vẫn chưa hề đi xa. Hàng tre còn là hình ảnh ẩn dụ, tre là biểu tượng bền bỉ, vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc của nhà thơ càng dâng lên khi nhìn thấy dòng người vào viếng lăng Bác. 

‘’Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

Hình ảnh ẩn dụ ‘’mặt trời’’ là hình ảnh đẹp, mặt trời thiên nhiên đã đem lại sự sống cho muôn vật, mặt trời ấy mãi vĩnh hằng. Còn Bác Hồ đem lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc Việt Nam và mãi trong lòng người dan dất Việt. Vậy nhưng có khác nhau cái vĩnh hằng của mặt trờ thiên nhiên lại im ắng, vô hồn còn cái vĩnh hằng của mặt trời trong lăng lại thuộc về con người. Điệp từ ‘’ngày ngày’’ diễn tả sự tuần hoàn liên tiếp từ ngày này sang ngày khác từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lăng Bác  ngày ngày dòng người vẫn vào để nhớ thăm vị cha già kính yêu của dân tộc. ‘’Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’’ là hình ảnh ẩn dụ thể hiện tấm lòng thành kính của người dân với những tràng hoa vinh hiển khắc trên đời bởi được kết tinh bằng tình thương nỗi nhớ của nhân dân nên chẳng bao giờ nhạt phai.  Hình ảnh thơ nồng ấm, ngọt ngào nhằm tôn vinh một con người mà giừo đây đã trở thành bất tử. Bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh ấn dụ về Bác, Người đã sống bảy mươi chín năm với cuôc đời tươi đẹp như mùa xuân để cống hiến, hi sinh, đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho dân tộc. Niềm biết ơn thành kính dã trở thành niềm cảm xúc nghẹn ngào khi nhà thơ nhìn thấy Bác.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Mạch cảm xúc tăng lên theo từng bưỡc đi của  nhà thơ . Bác nằm trong lăng với một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao, tỏa sáng. Không có vầng trăng thật trong lăng nhưng vì cuôc đời của Bác rực sáng như mặt trời, còn nhân cách và tâm hồn Bác thì thanh cao hiền hậu như ánh trăng. Hơn nữa, sinh thời Bác rất yêu trăng, Hoài Thanh từng nhận xét Bác tràn ngập ánh trăng và đó là lí do Viễn Phương luôn hướng tới ánh trăng.

‘’Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Hình ảnh ẩn dụ ‘’trời xanh là mãi mãi’’ diễn tả công lao của Bác là mãi mãi vĩnh hằn. Sự nghiệp cách mạng và con đường cách mạng của Người luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động. Vì vậy Người đã hóa thành thiên nhiên đất nước thành tinh hoa của khí chất của thời đại. Thế nhưng, nhà thơ không kìm lòng nỗi xúc động khi nghĩ rằng Bác đã đi xa ‘’ nhói ở trong tim’’. Nhà thơ cố dồn nén cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, yêu thương đến độ sâu sắc lắm thì mới có cảm xúc như thế. 

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."

Chính trong những khoảnh khắc ấy nhà thơ muốn bày tỏ ước nguyện chân thành của mình. Ông muốn làm con chim để ngày ngày dâng lên Người tiếng hót bằng âm nhạc vang trong tâm hồn, muốn làm đóa hoa bình dị, lan tỏa hương thơm ngát quanh giấc ngủ của Người. Điệp ngữ ‘’ Muốn làm’’ nhấn mạnh khát khao được thực hiện ước nguyện. Đồng thời thể hiện sự luyến lưu, bồi hồi không muốn rời xa của tác giả. Đó là cấu tứ trong bài thơ thể hiện niềm tự hào dân tộc và sự kính trọng muôn đời với Hồ Chủ Tịch kính yêu của chúng ta. Đó là niềm thành kính dâng lên và là tâm tình sâu nặng của nhà thơ gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. 

   Bài thơ đã khép lại mà dư âm còn vang mãi. Để có sức làm lay động trái tim người đọc không thể thiếu cấu tứ và hình ảnh. Đó là linh hồn của tác phẩm giúp tác phẩm thăng hoa một cách mạnh mẽ  nhất. Tác giả đã truyền vào lòng người niềm yên tĩnh đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Bài làm của bạn Thủy Tiên - Học sinh chuyên văn trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question