Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn)
image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn)

icon-time11/11/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Ở bài trước các em đã tìm hiểu bài Đọc hiểu Tạm biệt Huế. Hôm nay Cùng Topbee tim hiểu sau hơn qua bài phân tích Tạm biệt Huế. Thu Bồn là nhà thơ đa tài, đa tình xứ Quảng, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian. Sau đây, hãy cùng Topbee đến với bài viết Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn) nhé!


Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn) 

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Thu Bồn

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm

- Trích thơ

2. Thân bài

 a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung cần phân tích, đánh giá

 b. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung

- Chủ đề: Cảm xúc về Huế và các địa danh nổi tiếng ở Huế

- Cảm xúc chủ đạo:

 + Tình cảm triền miên trong sự lưu luyến của người sắp rời xa Huế.

 + Nỗi niềm nhớ thương người con gái xứ Huế

- Cấu tứ: Xuyên suốt bài thơ là các hình ảnh biểu trưng, đặc trưng gợi nhớ về Huế, cho thấy cảm xúc thiết tha của tác giả

c. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nghệ thuật

 Một số biện pháp nghệ thuật:

- So sánh và tương phản: “thực tại và cố đô, xưa và nay,…”

→ Nỗi nhớ da diết, triền miên

- Câu hỏi tu từ: "Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?”

→ Là cái cớ để nhà thơ đẩy cảm xúc lên cao

- Nhịp điệu lôi cuốn lặp đi lặp lại

- Ngôn ngữ phong phú cùng các hình ảnh biểu trưng

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nhận về tác phẩm

Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn)

Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn) 

Thu Bồn - thi sĩ tài hoa, sôi động - là một trong những nhà thơ mở đầu cho thể loại trường ca và cũng là đại diện tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Ông là một chiến sĩ văn nghệ sĩ với những áng thơ, văn đầy chất đời, chất hùng ca. Huế luôn là mảnh vườn ươm mầm, nguồn thi ca của các thi sĩ, bởi vậy khi đến với huế không một thi nhân nào là không để lại một tác phẩm cho mảnh đất thơ mộng này. Thu Bồn cũng vậy, ông đã viết nên bài thơ “Tạm biệt Huế” để trả ơn cho mảnh đất khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tác cho mình.

“Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ,

Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.

Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng,

Mặt trời vàng và mắt em nâu…

Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt,

Hải Vân ơi xin Người đừng tắt ngọn sao khuya.

Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng,

Anh trở về hóa đá phía bên kia.”

Bài thơ “Tạm biệt Huế” được trích trong tập “100 bài thơ tình nhờ em đặt tên”. Lấy nguồn cảm hứng từ mối tình của ông với cô gái xứ Huế, sau chuyến đi đến với Huế ông đã sáng tác nên bài thơ. Vì thế mạch cảm xúc chính của cả bài thơ là tình cảm triền miên trong sự lưu luyến của người sắp rời xa xứ Huế. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng ở Huế, nhưng bài thơ không chỉ thể hiện tình cảm nồng nàn, sâu sắc, gắn bó thiết tha của tác giả đối với Huế mà còn cho thấy sự tiếc nuối, nỗi niềm nhớ thương đối với mối tình đã qua. Nhà thơ đã miêu tả một cách tinh tế, sống động để tái hiện lại bức tranh nơi xứ Huế từ những nét đặc trưng như: ngôi đền cổ, chén ngọc chìm dưới đáy sông sâu, những lăng tẩm, áo trắng, nón Huế,.. từ đó đó khơi gợi lên nỗi lòng, sự gắn bó sâu sắc của tác giả, luôn nhớ nhung đến những thứ nhỏ nhặt hay tiêu biểu nhất ở xứ Huế.

Nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tạm biệt Huế (Thu Bồn)

Nhà thơ sử dụng nghệ thuật so sánh và tương phản từ đó làm nổi bật lên sự đối lập giữa thành phố Huế và nơi thực tại:

“Em rất thực nắng thì mờ ảo

Xin đừng lầm em với cố đô”

Hay

“Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Với nghệ thuật so sánh và tương phản giữa thực tại và cố đô, xưa và nay,… đã làm cho bài thơ trở nên dâng trào cảm xúc. Thi sĩ như họa sĩ tài ba khéo léo phối màu, phối cảnh một cách ảo diệu. Màu áo trắng của người con gái xứ Huế được nhà thơ kết hợp với hai hình tượng “nón Huế” và “mặt trời” càng tô đậm thêm nét Huế - một xứ sở mộng mơ, trữ tình. Nhà thơ luôn đặt nét thực và nét ảo nằm cạnh nhau: “Em rất thực nắng thì mờ ảo”, “Nón rất Huế nhưng đời không phải thế” tưởng chừng đối nghịch mà lại hòa hợp, làm tăng thêm nỗi nhớ của thi nhân với xứ Huế bên cạnh đó nhà thơ luôn âm thầm nhắc khéo đến người con gái nơi xứ Huế “Xin đừng lầm em với cố đô”. Câu hỏi tu từ “Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?” chỉ là cái cớ để nhà thơ đẩy cảm xúc lên cao, nổi bật lên hai câu thơ 

“Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Hai câu thơ là sự bịn rịn, lưu luyến của sông Hương đối với Huế. Sông Hương “dùng dằn” chảy thật chậm, êm đềm, không nỡ rời xa thành phố Huế và qua đó khắc họa nên nỗi niềm của Thu Bồn, ông cũng như dòng sông Hương, chỉ muốn ở mãi, có một tình yêu, sự gắn bó sâu nặng và bịn rịn, nhớ mãi mảnh đất mộng mơ này. Câu thơ “Anh trở về hóa đá bên kia” là niềm mong ngóng và nỗi đau khắc khoải của nhà thơ với xứ Huế. Với nhịp điệu lôi cuốn lặp đi lặp lại, bài thơ như một bản nhạc du dương truyền đạt cảm xúc đến với khản giả. Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng ngôn ngữ phong phú cùng các hình ảnh biểu trưng, đặc trưng của xứ Huế, thi nhân đã thành công khắc họa nên một bức tranh đẹp và nỗi niềm nhớ nhung của nhà thơ với cảnh vật và người con gái xứ Huế.

Bài thơ “Tạm biệt Huế” là tác phẩm nghệ thuật xuất sắc trong nền văn học Việt Nam, với sự kết hợp tinh tế, nhịp nhàng giữa nội dung và nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sâu sắc về quê hương và mối tình dang dở.

Bài viết của bạn Phùng Bảo Ngọc -  Sinh viên sư phạm ngữ văn Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question