image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến

icon-time11/11/2023

Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là bức tranh mùa thu của quê hương làng cảnh được điêu khắc một cách tỉ mỉ, một trong những tuyệt tác ấy chính là bài thơ Thu vịnh. Sau đây, hãy cùng Topbee Nghị luận phân tích về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến nhé!


Dàn ý Nghị luận phân tích về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Khuyến

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm

- Trích thơ

2. Thân bài

 a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung cần phân tích, đánh giá

 b. Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung

- Hai câu đề: Hình ảnh cảnh thu xanh ngắt, thoáng đãng 

- Hai câu thực: Nước biếc và ánh trăng, những cảnh vật quen thuộc, bình dị dần trở nên huyền ảo. 

→ Bốn câu thơ được khắc họa ở những thời điểm khác nhau trong ngày nhưng đều có sự liên kết khắng khít, nhất quán trong cảm xúc của thi nhân

- Hai câu luận: Tâm trạng chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Chất chứa sự bâng khuâng, suy tư, nỗi niềm u uẩn của tác giả.

- Hai câu kết : Nhà thơ dạt dào thi hứng để cầm bút nhưng lại thấy thẹn với lòng, thẹn với ông Đào. 

→ Từ đó cho thấy một nhân cách lớn luôn hiện hữu trong Nguyễn Khuyến.

 c. Phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật

- Hình ảnh chân thực về lành quê 

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đời thường

- Sử dụng từ láy một cách khéo léo

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

3. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm nghĩ và cảm xúc của em về tác phẩm


Nghị luận phân tích về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến

Nhắc đến nhà thơ chuyên viết về quê hương, làng cảnh Việt Nam không thể nào không nhắc đến Nguyễn Khuyến – một nhà thơ trữ tình với lối viết độc đáo, sáng tạo, giàu tình cảm, cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương đất nước. Lấy cảm hứng từ sự thơ mộng, mơ màng của mùa thu, nhà thơ đã sáng tác nên chùm thơ mùa thu: Thu điếu – Thu ẩm – Thu vịnh. Trong đó, bài thơ “Thu vịnh” hiện lên với bức tranh thiên nhiên nơi làng quê giản dị, thanh bình nhưng ẩn sâu trong đó là sự tĩnh lặng, u buồn của thi nhân.

Nghị luận phân tích về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến

Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là ba bài thơ với ba cảnh thu khác nhau nhưng lại hoàn chỉnh, thống nhất khi kết hợp lại với nhau, vẽ nên bức tranh mùa thu thơ mộng ở làng quê Bắc bộ. Là bài thơ xuất sắc nằm trong chùm thơ nổi tiếng , bài thơ “Thu vịnh” lấy bối cảnh mùa thu xanh ngắt, đường nét uyển chuyển, không gian rộng lớn, huyền ảo và từ cảnh đẹp đêm thu ấy nhà thơ đã gửi gắm những lời tâm sự, nỗi niềm chân thật của ông về bộ máy chính quyền thối nát, tàn bạo, từ đó khắc họa nên nhân cách cao đẹp của thi nhân.

Mở đầu bài thơ tác giả phác họa nên cảnh thu xanh ngắt, thoáng đãng.

“ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”.

“Trời thu xanh ngắt” là hình ảnh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi miêu tả mùa thu ở chùm thơ thu, nhưng khác với trời thu ở Thu điếu “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” hay trời thu ở Thu ẩm “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”, trời thu của Thu vịnh được mở ra với không gian cao vút, “mấy tầng cao” như càng tôn lên sự thăm thẳm của khung trời, mang đến cảm giác như bầu trời có nhiều tầng, nhiều lớp. Trên nền trời xanh ngắt và mấy tầng cao ấy nổi lên hình ảnh của cần trúc nhẹ nhàng khẽ đong đưa trước ngọn gió thu hắt hiu, một nét đẹp tao nhã, tinh tế, mềm mại, nên thơ mà không ủy mị, yếu đuối. Từ láy “lơ phơ” chỉ sự thưa thớt, ít ỏi trông thật tiêu điều xơ xác kết hợp với từ láy “hắt hiu” gợi nên vẻ buồn bả và vắng vẻ, đã góp phần làm sinh động, chân thật sự lay động nhẹ nhàng của cành trúc cũng như rung động của thi nhân trước sự mênh mông trước trời thu. Từ những hình ảnh, đường nét, âm thanh, sự vận động,.. của sự vật được miêu tả trong hai câu thơ đều dịu, đều nhẹ như chất chứa nỗi niềm của thi nhân. Và với những nỗi niềm tâm tư sâu kín ấy nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh mùa thu nên thơ.

“Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.”

Trên có “trời xanh” dưới có “nước biếc”, đặc biệt ở đây màu nước biếc còn là màu nước đặc trưng của mùa thu, hai màu xanh ấy vô cùng trong trẻo và hòa hợp với nhau đã tạo nên khung cảnh mùa thu thơ mộng, lãng mạn. Qua con mắt và tâm hồn thi sĩ, những cảnh vật giản đơn, bình dị, thường ngày như khói sương bay lượn trên mặt hồ cũng trông như tầng khói phủ, cảnh sắc cũng trở nên dịu nhẹ, mờ nhạt và hài hòa. Giữa những tầng khói phủ ấy, nhà thơ đã mở ra đón trăng vào, trong đêm thu tĩnh mịch trăng như người bạn tri kỉ của con người, làm sáng cả một vùng trời tăm tối. Trong đêm thu thanh tĩnh ấy ánh trăng khiến mọi thứ dần trở nên thơ mộng, huyền ảo.

Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được tác giả khắc họa ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày như: màu trời xanh ngắt, cần trúc lơ phơ lúc giữa trưa, mặt nước biếc trong như tầng khói phủ vào lúc hoàng hôn hay bóng trăng vào lúc đêm tối. Tuy vậy, giữa chúng đều có sự liên kết khắng khít, nhất quán trong cảm xúc của thi nhân.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?’

Trong hai câu thơ trên, cảnh vật, thời gian và cảm xúc của tác giả dần trở nên mông lung, bâng khuâng, man mác buồn. Tâm trạng ấy đã chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “mấy chùm hoa” và “ngỗng nước nào” từ đó làm nổi bật lên hình ảnh của sự vật: hoa vẫn như năm ngoái mà giờ đây đã trở thành “nước nào?”. Hình ảnh “hoa năm ngoái” cho thấy sự ngưng đọng, bất biến trong tâm trạng của thi nhân và nghệ thuật sử dụng “tiếng ngỗng” lấy cái động miêu tả cái tĩnh đã làm thổn thức nổi lòng của tác giả. Trước những chuyển biến ngang trái của cuộc đời, Nguyễn Khuyến muốn được sống mãi trong cái thanh tịnh, yên bình của làng quê.

Đêm thu huyền ảo đã gợi cảm hứng cho nhà thơ, nhưng ẩn sâu trong đó cũng là nỗi niềm u uất của tác giả.

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”

“Nhân hứng” ở đây là khi tác giả rung động trước cảnh thơ của mùa thu, “toan cất bút” là định không viết nhưng cảnh sắc quá đỗi rung động thì lại có hứng khởi để viết, nhưng ông “nghĩ lại”, lí trí bừng tỉnh ra. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh sắc nên thơ của mùa thu nhưng ông tỉnh trước lương tâm của mình. Ông cảm thấy thẹn trước cái “khí tiết” của ông Đào (Đào Tiềm – nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc). Ông vẫn chưa nguôi ân hận về bộ máy chính quyền thối nát thời bấy giờ. Đó cũng chính là nỗi niềm, u uẩn luôn bám lấy ông từ đó cho thấy một nhân cách lớn, tấm lòng chân thực, yêu nước thương dân luôn hiện hữu trong Nguyễn Khuyến. 

Bằng những hình ảnh chân thực về làng quê, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đời thường kết hợp với cách sử dụng các từ láy: lơ phơ, hắt hiu,... một cách khéo léo tài tình và nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Nhà thơ đã thành công khắc họa bức tranh mùa thu với đường nét uyển chuyển, tinh tế, tài tình, không gian cao rộng và ánh trăng huyền ảo, qua đó thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương, đất nước và bộc bạch nỗi niềm, tâm sự sâu sắc, chân thật của mình.

Dưới ngòi bút tài hòa và tinh tế, Thu vịnh là bài thơ hay và đặc sắc mang đậm chất làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là tình cảm tha thiết, gắn bó sâu sắc ẩn sâu trong tâm hồn của Nguyễn Khuyến đối với quê hương, đất nước.

Phùng Bảo Ngọc
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question