Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên: Hoàng Thị Dung
- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên: Hoàng Thị Dung
- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Tố Hữu là bài thơ Từ Ấy. Cùng Topbee tìm hiểu qua bài Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu.
Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Từ ấy
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
- Phong cách của nhà thơ:
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi
+ Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phản ánh trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng
+ Thơ Tố Hữu luôn tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn hướng đến người đọc một tương lai tươi sáng, khơi gợi niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với con đường cách mạng
- Hoàn cảnh tác phẩm:
+ Bài thơ ‘’ Từ ấy’ được in trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1938 đã tỏ rõ lí tưởng Đảng cao đẹp của người thanh niên trẻ
- Cấu tứ là gì? Cấu tứ là quá trình sáng tác, sự vận động tâm tư, hoạt động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật được xem như là một thứ vô cùng quan trọng khi nhắc đến các tác phẩm văn học.
- Phân tích cấu tứ
+ Nhan đề: Bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thi ca của Tố Hữu được rút ở tập thơ ‘’Từ ấy.
+ “Từ ấy" ở đây chính là từ khi ánh sáng cách mạng về với nhân dân, xóa tan đi mọi sương mờ chính trị trước đó. Từ đây nhân dân hiểu được cách mạng, tìm được chỗ dựa tinh thần cho niềm tin và công cuộc giải phóng dân tộc và được sống trong không khí hào hùng xung trận của thời đại ‘’vì dân quên mình’’
- Phân tích hình ảnh
+Nhà thơ thật tinh tế khi sử dụng những động từ mạnh ‘’bừng’’, ‘’chói’’ để cho ta thấy được sư tác động vô cùng mạnh mẽ lớn lao làm thay đổi tâm hồn tình cảm suy nghĩ của một người từ khi đón nhận ánh sáng của Đảng
+ Nhà thơ thật tinh tế khi sử dụng những động từ mạnh ‘’bừng’’, ‘’chói’’ để cho ta thấy được sư tác động vô cùng mạnh mẽ lớn lao làm thay đổi tâm hồn tình cảm suy nghĩ của một người từ khi đón nhận ánh sáng của Đảng.
+ Tác giả đã thành công khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh’’ nắng hạ’’ và mặt trời chân lý’’ với một thanh niên trẻ tuổi như Tố Hữu
+ Tố Hữu nhận thức sâu sắc và thấm thía rằng người chiến sĩ đi làm cách mạng phải sống gắn bó với người dân lao khổ. Động từ ‘’ buộc’’ như diễn tả được sự gắn kết trên tinh thần tự nguyện và tự giác.
+ Tác giả đã mượn biện pháp tu từ liệt kê qua các cụm từ ‘’ là con’’, ‘’ là em’’, ‘’là anh’’, ‘’vạn nhà’’, ‘’vạn kiếp phôi pha’’,’’ vạn đầu em nhỏ’’ để diễn tả sợi dây gắn bó tình cảm sâu nặng với nhân dân
+ Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hô”, “lão đầy tớ”,… những con người mà tác giả cho rằng đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”.
Kết bài:
- Đánh giá cấu tứ và hình ảnh của bài thơ
- Đánh giá nội dung của tác phẩm
Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Từ ấy
Chế Lan Viên có nhận xét:"Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý’’. Quả thực, thơ Tố Hữu với giọng điệu tâm tình , ngọt ngào vừa mang khuynh hướng sử thi vừa mang cảm hứng lãng mạn. Ông đã giữ được thế quân bình giữa hai vực. Và một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là “Từ ấy” là tác phẩm đã ghi dấu một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc đời ông - một tiếng reo vui đầy tự hào của nhà thơ khi đã giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Trong các tác phẩm của Tố Hữu, cái tôi trữ tình luôn hiện lên một cách rõ ràng và tươi sáng, đó là cái tôi của người chiến sĩ cách mạng, một cái tôi mang trong mình những tình cảm lớn, lòng khát khao được hòa mình với nhân dân với cộng đồng, điều ấy được thể hiện rất rõ nét trong tập thơ đầu tay Từ ấy và bài bài thơ chủ đề cùng tên của ông. Tác phẩm ‘’Từ ấy’’ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Tố Hữu. Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, đó là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Bài thơ “Từ ấy” được in trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1938 đã tỏ rõ lí tưởng Đảng cao đẹp của người thanh niên trẻ. Để làm nên thành công cho tác phẩm không thể thiếu cấu tứ và hình ảnh. Vậy cấu tứ là gì? Cấu tứ là quá trình sáng tác, sự vận động tâm tư, hoạt động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật được xem như là một thứ vô cùng quan trọng khi nhắc đến các tác phẩm văn học. Nó được xem là linh hồn, là một mô hình nghệ thuật, thể hiện rõ được cái hồn của tác phẩm văn học. Sở dĩ cấu tứ quan trọng như thế vì nó thể hiện được quá trình suy ngẫm của tác giả khi phác thảo về cả nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm.
Cấu tứ bài thơ Từ ấy
Cấu tứ được thể hiện đầu tiên ở nhan đề ‘’Từ ấy’’. ‘’Từ ấy’’ ở đây chính là từ khi ánh sáng cách mạng về với nhân dân, xóa tan đi mọi sương mờ chính trị trước đó. Từ đây nhân dân hiểu được cách mạng, tìm được chỗ dựa tinh thần cho niềm tin và công cuộc giải phóng dân tộc và được sống trong không khí hào hùng xung trận của thời đại ‘’vì dân quên mình’’. Bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thi ca của Tố Hữu được rút ở tập thơ ‘’Từ ấy. Nó đánh dấu một cột mốc vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Nó thể hiện niềm hân hoan, hân hoan của những người lính cách mạng trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với lý tưởng của đảng và cách mạng, đã nguyện dấn thân vào con đường đẫm máu đó. Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc đời những con người lao khổ xung quanh mình, khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
‘’Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau’’
Mở đầu tác phẩm là niềm vui, hạnh phúc của tác giả khi ánh sáng của Đảng soi sáng con đường phía trước:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Hai tiếng Từ ấy vừa mở đầu cho câu thơ của khổ thơ, đồng thời cũng là nhan đề cho bài thơ và cho cả tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Đây chính là bước ngoặt quan trọng, là dấu son đỏ chói mà suốt cuộc đời Tố Hữu luôn khắc ghi trong tim mình, ghi nhớ ngày trọng đại đươc đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhà thơ thật tinh tế khi sử dụng những động từ mạnh ‘’bừng’’, ‘’chói’’ để cho ta thấy được sư tác động vô cùng mạnh mẽ lớn lao làm thay đổi tâm hồn tình cảm suy nghĩ của một người từ khi đón nhận ánh sáng của Đảng. Tác giả đã thành công khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh’’ nắng hạ’’ và mặt trời chân lý’’ với một thanh niên trẻ tuổi như Tố Hữu, tiếp nhận lý tưởng của cách mạng như một sự kiện sáng trong tâm hồn bởi lý tưởng ấy rực rỡ, chói chang, soi thấu con tim nhà thơ như ánh nắng mùa hạ, như vầng mặt trời dẫn lối chỉ đường cho nhà thơ đi theo. Đó là chân lí, là con đường đúng đắn dẫn lối cho những người thanh niên trong buổi đầu đến với cách mạng như Tố Hữu. Như vậy chân lý của Đảng đã đem đến một nguồn ánh sáng ấm áp, diệu kì cho nhà thơ đi đúng hướng. Lần đầu tiên trong cuôc đời khi bắt gặp lí tưởng của Đảng, niềm vui sướng hạnh phúc như vỡ òa để rồi Tố Hữu cảm thấy tâm hồn mình như rạo rực, sôi nổi, say mê.
‘’Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hình ảnh bài thơ Từ ấy
Với biện pháp tu từ so sánh giàu sức hình ảnh gợi cảm, Tố Hữu nhận ra tâm hồn mình từ khi có Đảng như một khu vườn ngập tràn hoa lá ngào ngạt hương thơm và rộn rang tiếng chim ca. Các tính từ ‘’ đậm’’,’’ rộn’’ như cho ta thấy một tâm hồn thật phong phú tràn đầy niềm tin yêu và sức sống tha thiết gắn bó với cuôch đời. Chỉ với một khổ thơ ngắn nhưng từng chữ, từng câu như đong đầy niềm tin yêu và sức sống tha thiết gắn bó với cuộc đời. Chỉ với một khổ thơ ngắn gọn nhưng từng chữ từng câu như đong đầy niềm tin yêu và sức sống tha thiết gắn bó với cuộc đời. Chỉ với một khổ thơ ngắn nhưng từng chỗ từng câu như đong đầy cảm xúc của niềm vui sướng hạnh phúc ngất ngây khi nhà thơ được sống trong tình yêu thương của Đảng, của cách mạng.
Nếu như khổ thơ đầu, lý tưởng của Đảng đã khiến tâm hồn Tố Hữu ngập tràn niềm vui thì đến khổ thơ thứ 2 người đọc nhận ra sức mạnh kỳ diệu của lý tưởng ấy bởi nó đã làm thay đổi nhận thức suy nghĩ 4 tưởng của nhà thơ:
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Tố Hữu nhận thức sâu sắc và thấm thía rằng người chiến sĩ đi làm cách mạng phải sống gắn bó với người dân lao khổ. Động từ ‘’ buộc’’ như diễn tả được sự gắn kết trên tinh thần tự nguyện và tự giác. Từ suy nghĩ sâu sắc ấy thi nhân đã nhận ra được mục đích lớn lao cao cả thiêng liêng của những người đi làm cách mạng. Điệp từ và điệp cấu trúc qua từ ‘’ để’’ đứng ở đầu mỗi câu thơ thứ 2 và 3 cho taq hiểu rằng người chiến sĩ đi làm cách mạng gắn bó cùng nhân dân để chia sẻ lan tỏa tình yêu thương, để đồng cam cộng khổ với người lao động đang bị đày đọa bởi thực dân Pháp. Nhà thơ cũng hiểu rằng gắn bó với nhân dân là cội nguồn của sức mạnh nên tinh thần đoàn kết cho cả dân tộc, góp phần tạo nên mạnh khối đời.
Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu trong tình cảm của thi nhân.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Tố Hữu hiểu rằng khi chiến đấu dưới lá cờ đỏ của Đảng, tâm hồn trái tim của những người chiến sĩ cách mạng như dành trọn tình yêu thương cho nhân dân. Chinh vì vậy gia đình với người chiến sĩ không chịu bó hẹp trong những người thân yêu ruột thịt mà tình cảm giừo đây đã mở rộng đến với mọi người. Tác giả đã mượn biện pháp tu từ liệt kê qua các cụm từ ‘’ là con’’, ‘’ là em’’, ‘’là anh’’, ‘’vạn nhà’’, ‘’vạn kiếp phôi pha’’,’’ vạn đầu em nhỏ’’ để diễn tả sợi dây gắn bó tình cảm sâu nặng với nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hô”, “lão đầy tớ”,… những con người mà tác giả cho rằng đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”.
Bài thơ chính là những lời tâm sự trải lòng đầy xúc động của Tố Hữu nhưng cũng chính là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước khi được nghe giác ngộ lý tưởng cộng sản. Cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm chính là linh hồn, là mô hình nghệ thuật của tác phẩm. Người thanh niên trong tác phẩm với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng bùng cháy khát khao sống hết mình vì cuộc đời. Từ đó ta càng hiểu thêm tấm lòng nhà thơ, chắc hẳn ông là một người có lí tưởng và luôn bùng cháy khát khaom được cống hiến.