Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối

icon-time31/10/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Chiều tối là một trong những bài thơ hay nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tạo nên sự thành công của bài thơ chính là cấu tứ của bài. Sau đây, mời các em cùng Topbee tìm hiểu bài viết phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối. 


Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối - ảnh 1

1. Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh.

- Giới thiệu về bài thơ Chiều tối.

- Nêu lên vấn đề chính cần phân tích: Cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ. 

2. Thân bài: 

- Khái quát chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chiều tối. 

- Cấu tứ là gì? Tầm quan trọng của cấu tứ? ( Cấu tứ là toàn bộ linh hồn của tác phẩm, đây là nơi giúp người đọc đến gần và chạm đến những tâm tư, suy nghĩ mà tác giả gửi vào tác phẩm) 

- Hình ảnh trong bài thơ được miêu tả như thế nào? 

- Phân tích hai câu thơ đầu tiên: Bức tranh thiên nhiên và phong cảnh núi rừng. 

+ Điểm nhìn được chuyển hướng lên không trung.

+ Phân tích hai hình ảnh tiêu biểu: Hình ảnh cánh chim trời, hình ảnh chòm mây.

- Phân tích hai câu thơ cuối: Bức tranh con người đang lao động. 

+ Điểm nhìn được xác định ở mặt đất. 

+ Phân tích hai hình ảnh tiêu biểu: Cô gái xay ngô, lò than rực hồng. 

- Đánh giá lại nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại tầm quan trọng của cấu tứ và hình ảnh đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cho bài thơ. 

- Nêu cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm. 


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối (hay nhất) 

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Chiều tối - ảnh 2

“Nhật ký trong tù” là một tập thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, nó không chỉ được biết đến bởi hoàn cảnh sáng tác đặc biệt mà còn là vì sự tài ba của Bác trong việc sáng tác, kết hợp giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại, giữa tâm hồn người chiến sĩ và thi sĩ. Trong tập thơ, người đọc ấn tượng với bài thơ Chiều tối, góp phần tạo nên sự thành công của bài thơ chính là sự vận dụng khéo léo các hình ảnh đặc biệt và cấu tứ mới lạ của tác giả. Bài thơ đã thể hiện được một tinh thần kiên cường, lạc quan, luôn hướng về tương lai và sự sống dù cho có khó khăn và khắc nghiệt. 

Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giam giữ vô cùng khổ cực, tên tiếng Hán của bài thơ là “Mộ”, đây là bài thơ thứ 31 được in trong tập Nhật ký trong tù. Cảm hứng để cho Hồ chủ tịch chắp bút viết lên bài thơ là trong hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối năm 1942 của Bác. 


Cấu tứ bài thơ Chiều tối

Ta biết rằng cấu tứ chính là linh hồn, là nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm bởi vì cấu tứ là nơi cung cấp cho người đọc một vị trí đứng, đến gần hơn với tác giả, tác phẩm, nhờ vào cấu tứ mà người đọc có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả. Hình ảnh trong bài thơ cũng không kém phần quan trọng vì đây là nơi miêu tả những vẻ đẹp, những tâm tư mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Thông qua hình ảnh, người đọc có sự liên tưởng, suy nghĩ và cảm xúc dào dạt dành cho bài thơ. 

Bài thơ chiều tối mở đầu với hai câu thơ miêu tả bức tranh khung cảnh thiên nhiên: 

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Một điểm nhìn từ trên cao xuống thấp gợi nên một không gian núi rừng rộng lớn nhưng lại vô cùng lẻ loi. Ta biết rằng khoảng thời gian chiều tối là lúc nghỉ ngơi của con người sau một ngày lao động vất vả và miệt mài. 


Hình ảnh bài thơ Chiều tối

Trong câu thơ, hình ảnh cánh chim được miêu tả vô cùng đặc biệt, “quyện điểu” ở đây có thể hiểu làm cánh chim mỏi, đó chính là sự đoàn tụ sau một ngày dài cất cánh bay khắp nẻo đường, câu thơ vô cùng thân thương vì gợi ra hình ảnh của sự đoàn tụ. 

“Cô vân” ý chỉ đám mây cô độc đang nhẹ nhàng, lơ lửng trôi giữa không gian thiên nhiên bao la và rộng lớn. Bức tranh thiên nhiên được tác giả miêu tả qua những hình ảnh quen thuộc, vô cùng gần gũi, giản đơn và bình dị. Đọc xong hai câu thơ, người đọc còn cảm nhận được sự tài năng trong cách sử dụng hình ảnh của Bác, đồng thời là tình yêu thiên nhiên da diết, phong thái trữ tình, ung dung và tự tại. 

Đến với hai câu thơ tiếp theo chính là bức tranh con người trong lao động: 

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

Lúc này, bạn đọc từ điểm nhìn thiên nhiên trên cao đã chuyển hướng xuống mặt đất để cảm nhận những vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn của bức tranh con người lao động. Nổi bật trong khung cảnh lao động là hình ảnh cô gái đang miệt mài xay ngô, tác giả đã sử dụng điệp từ “bao túc ma” và “ma bao túc” để thể hiện sự luân phiên, di chuyển nhịp nhàng của cối xay ngô, đó chính là bức tranh con người lao động cần mẫn, kiên trì, khoẻ khoắn và yêu lao động.

Khi cô gái nhỏ dừng xay ngô thì lò than cũng đã chuyển sang rực “hồng”. Chữ “hồng” lúc này đây đã trở thành nhãn tự cho toàn bài thơ, chính nó đã làm cho toàn bộ bài trở nên ấm hơn, xua tan đi cái lạnh giá, khó khăn và khắc nghiệt. 

Có thể cảm nhận trong thơ của Hồ Chí Minh luôn có sự chuyển đổi từ bóng tối sang ánh sáng, xua tan đi những điều tiêu cực, hướng tới những giá trị tích cực. Những hình ảnh thơ đặc biệt còn đại diện cho lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước trong trái tim người chiến sĩ đang sục sôi, căng trào, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc.

Bài thơ Chiều tối đã vận dụng bút pháp trữ tình vô cùng tinh tế, khéo léo kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, qua đó thể hiện thành công vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người lao động thông qua cấu tứ và các hình ảnh thơ độc đáo. Thông qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn muốn gửi đến bạn đọc thông điệp dù trong bất kì hoàn cảnh nào, có khó khăn đến mấy thì vẫn phải luôn kiên cường, tích cực, mạnh mẽ để vượt qua những gian khổ, hướng tới tương lai tươi đẹp. 

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question