Bài văn tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ nỗi niềm Thị Nở
image hoi dap
image hoi dap

Bài văn tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ nỗi niềm Thị Nở

icon-time4/11/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Cùng tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nỗi niềm Thị Nở của Quang Huy để thấy được sự mới mẻ trong đó. Hãy cùng Topbee làm rõ cấu tứ và hình ảnh qua bài Nỗi niềm Thị Nở  


Dàn ý tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ nỗi niềm Thị Nở 

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Nêu lên vấn đề nghị luận là cấu từ và hình ảnh

b. Thân bài: 

- Cách nói dí dỏm nhưng thật thà nhưng chất thơ vẫn luôn mang đậm nét truyền thống của thơ ca

  • “Người ta cứ bảo dở hơi” miệng đời nói qua những lời thị phi đánh giá nhận xét về con người họ
  • Sự liên kết giữa Chí Phèo, Thị Nở vô cùng ăn ý với nhịp điệu thơ của tác giả
  • Nói lên được dáng vẻ của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Thị Nở
  • “Nồi nào úp vung đấy” không đòi hỏi mà chỉ phù hợp với bản thân cũng muốn gửi gắm tới bạn đọc những thông điệp sâu sắc.
  • Không có ai dung hòa được với Chí nhưng chính Thị đã làm Chí thức tỉnh trở về với con người lương thiện → Lên án chế độ phong kiến đã cướp đi nhân cách của con người
  • Hình ảnh “bát cháo” luôn hiện lên trong tâm trí của Chí với con người dịu dàng, ân cần khi có người quan tâm tới mình.

- Nghệ thuật: 

+ Sắc sảo với những câu thơ làm nổi bật lên chất cấu từ trong bài

+ Những hình ảnh quen thuộc gợi lên nét truyền thống của thơ ca 

+ Sự độc đáo về nghệ thuật của Quang Huy làm nổi bật lên âm điệu của bài

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề


Viết bài văn viết bài văn tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “nỗi niềm thị nở” của tác giả Quang Huy.

Nói đến vần thơ của Andecxen chắc hẳn ai cũng nhớ tới thung lũng Ô đen dơ, nơi có những hẻm núi sương giang mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tím tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pautopxki niềm xúc cảm mạnh liệt “Andecxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều , từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi những trái tim của người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm được định nghĩa hoàn chỉnh, trong thơ ca luôn mang những đặc sắc và điều mới mẻ tới cho độc giả như bài “Nỗi niềm Thị Nở” của Quang Huy đã khắc họa lên cấu tứ và hình ảnh mà hiếm bài thơ nào có được nét đó.

Ngay tiêu đề bài thơ chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh Thị Nở chắc hẳn ai cũng biết Thị Nở được xuất hiện trong “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao với dáng vẻ xấu xí ma chê quỷ hờn với tính cách dở hơi mà ai cũng sợ. Trong thơ của Quang Huy cũng hiện lên những ảnh vô cùng táo bạo với dáng vẻ của Thị:

Mở đầu tác giả viết:

“Người ta cứ bảo dở hơi

Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi

Dở hơi nào dở hơi gì

Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình”

Với thể thơ lục bát tác giả đã vẽ nên một Thị Nở vô cùng tự nhiên mà hấp dẫn ngay từ đầu tác giả viết “người ta cứ bảo dở hơi” lối viết tự nhiên khơi gợi lên thể thơ truyền thống của Việt Nam. Cuộc sống này có người nọ người kia mỗi người mỗi tính cách, hơn thế nữa ra ngoài xã hội ta thấy có kẻ này người nọ mỗi người một tiếng nói về xã hội. Dường như tác giả đã nhìn thấy suy nghĩ của mọi người về Thị Nở là “dở hơi” nhưng riêng với tác giả lại khác “Dở hơi nào dở hơi gì” một câu trả lời ngay sau đó cho thấy vốn từ và sự nhìn nhận về cuộc sống của thị đối với tác giả là rất tỉ mỉ. Quang Huy đã nhìn nhận từ thế giới bên ngoài rồi đưa ra những suy nghĩ của mình về thế giới xung quanh. Từ đó cho thấy cách sáng tạo của nhà văn là vô cùng phong phú và đa dạng, tính sáng tạo hơn nằm ở câu thơ cuối bài “váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình” hình ảnh váy sắn lệch cho ta thấy dáng vẻ của Thị vô cùng thô kệch những cũng mỉa mai tới miệng đời qua từ “tình”. Sự châm biếm của tác giả muốn nói tới con người khi đánh giá nhận xét về một ai đó mà không cảm nhận được những tủi nhục mà họ đã phải trải qua không tự đặt ra câu hỏi rằng: “tại sao thị lại có dáng vẻ như vậy?”. Tác giả đã tạo nên một không gian vô cùng mới mẻ khi giới thiệu về thị là một cô gái dở hơi, nhưng mỗi câu chữ trong đó lại hàm xúc những ẩn ‎ riêng biệt mà tác giả muốn gửi gắm qua. Từ đó ta cũng có thể thấy giữa Nam Cao và Quang Huy khi viết về Thị để minh chứng cho người dân khổ cực lúc bấy giờ. 

Viết bài văn viết bài văn tìm hiểu về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ nỗi niềm Thị Nở

Sang khổ thơ thứ hai tác giả hướng đến hình ảnh Chí Phèo để minh chứng cho Thị vẫn còn có người quan tâm:

“Làng này khối kẻ sợ anh

Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay

Sợ anh chửi đổng suốt ngày

Chỉ mình em biết anh say rất hiền”

Nói đến “làng này khối kẻ sợ anh” liên tưởng tới làng Vũ Đại trong của nhà văn Nam Cao một hình ảnh Chí Phèo mà ai cũng sợ không ai dám đến gần, với dáng vẻ ngoại hình kinh tởm cái đầu thì trọc lốc, cái rang thì cạo trắng hớn cái mặt thì câng câng trông đáng gờm. Một cách nói hóm hỉnh khối kẻ sợ anh cho thấy câu nói của Chí Phèo đang nói với Thị rằng anh rượu be với chiếc mảnh sành, cả làng sợ anh chửi đổng cả ngày nhưng riêng với em thì anh lại rất hiền. Qua đó cho ta thấy lối viết của tác giả vô cùng phòng phú và mới mẻ với hang loạt những hình ảnh mang tính lời nói chân thật mà tự nhiên, một lối viết mới nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của thơ ca Việt Nam. Thể thơ lục bát cho độc giả thấy vừa xa lại vừa gần gũi hiện lên một dáng vẻ chân thật của nhân vật qua từng câu chữ đó.  Nói đến đó thôi độc giả đã nhân ra Chí Phèo nhưng đối với tác giả nhân vật lại hiện tên lên sau những hành động đó:

“Anh không nhà cửa bạc tiền

Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo

Cái tên mơ mộng Chí Phèo

Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao”

Nỗi nghèo khổ không nhà của không người thân của Chí đã đồng cam với Thị không một ai có thể ưa nhìn với dáng vẻ ma chê quỷ hờn, lối viết phong phú hiện lên với cái tên Chí Phèo đã làm cho Thị đứt ruột mấy chiều bờ ao, hình ảnh “bờ ao” ta cảm nhận thấy nơi họ đã trao duyên rồi lại đứt tình đang ngồi nghĩ lại và tương tư, cách viết này của Quang Huy làm độc giả càng có nhiều suy nghĩ hơn về chuyện tình giữa Chí và Thị, một cách xấy dựng nghê thuật vô cùng điêu luyện những rất chân thật Nam Cao viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”, những kiếp người nhỏ bé đã phải cống hiến cho xã hội qua đó nhà văn đã phản ánh lên hiện thực đó để minh chứng cho một xã hội công bằng văn minh.

“Quần anh ống thấp ống cao

Làm em hồn vía nao nao đêm ngày

Khen cho con Tạo khéo tay

Nồi này thì úp vung này chứ sao”

Tạo nên hang loạt những dáng vẻ hồn nhiên vô tư nhưng ẩn sau nó là những đau khổ chứng minh cho xã hội lúc bấy giờ. Quần anh ống thấp ống cao diễn tả dáng vẻ thô kệch của Chí chứ không trông đáng sợ của nhà văn Nam Cao, “hồn vía” là sự tương tư của Thị về Chí một cảm nhận khác khẳn về Chí Phèo so với người đời. Càng đi sâu hơn vào bài thơ ta lại nhận thấy cách viết của tác giả Quang Huy lại thêm lôi cuốn và hấp dẫn hơn, khiến độc giả càng cuốn sâu vào áng thơ của ông với phong thái ung dung tự tại. Câu thơ cuối khổ “nồi này thì úp vung này chứ sao” châm biếm tới nồi nào thì úp vung nấy nói đến miệng đời chưa nhìn rõ hiện thực đã vội đánh giá và Chí cũng vậy thấy mình hợp với Thị nên đã nói nên nồi này thì úp vung này. Cách xây dựng cấu trúc của tác giả vô vùng điêu luyện và hấp dẫn khiến cho câu nói trở nên táo bạo mà vẫn mang được dáng vẻ chân thật của Chí.

Khổ thơ cuối bài càng làm rõ nét hơn về cấu tứ của tác giả:

“Đêm nay trời ở rất cao

Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà

Người ta mặc kệ người ta

Chỉ em rất thật đàn bà với anh

Thôi rồi đắt lắm tiết trinh

Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.”

Không gian khép lại với những con người mang tính cách chân thật không khoe khoang hay hống hách, nhưng cũng cho thấy vẻ đượm buồn của Chí khi phải xa Thị Nở duyên kiếp chỉ đến đây. Chỉ em chân thật đàn bà với anh lần đầu tiên cảm nhận được có người quan tâm tới mình mà không chê bai đắn đo với dáng vẻ hay ngoại hình. Hai câu thơ cuối bài  mang một nét riêng biệt với tài năng của tác giả mà hiếm khi ta bắt gặp ở đâu, bát cháo hành vẫn là hình ảnh mang nét tình yêu thầm kín gửi gắm trong đó nhờ có bát cháo mà con người Chí đã thức tỉnh trỗi dậy sống với chính mình. Từ đó mới nhận ra tình yêu thương từ thế giới bên ngoài nhưng chính lúc đó cũng là lúc mà Chí và Thị phải dời xa nhau, duyên kiếp chưa được hình thành đã phải chia xa, thơ của ông lúc hóm hỉnh nhưng ẩn sau nó vẫn là nỗi đượm buồn của nhân vật, mang một hình thái mà không nhà thơ nào có được bởi lẽ trong văn chương tính sáng tạo luôn là yêu tố then chốt quyết định sự sống của nhà văn trong quy luật phát triển văn học. Nguyễn Đình Thi viết: “Hình ảnh trong thơ là hình ảnh thực, nảy sinh trong tâm hồn ta khi đứng trước một cảnh huống, một trạng thái nào đó” đó là sự rung cảm tạo nên nghệ thuật.

Qua bài thơ “nỗi niềm Thị Nở” đã khắc họa nên cấu tứ với hàng loạt những hình ảnh sinh động mang đậm nét mới nét riêng biệt cho tác phẩm, qua đó cho thấy tài năng nghệ thuật của Quang Huy vô cùng sắc bén bởi ông đã cống hiến hết mình cho văn chương. Thơ của ông mang đậm tình cảm và từ đó đã sinh thành nên giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật. “Thơ khởi phát từ lòng người” (Lê Qúy Đôn).

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question