Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư

icon-time4/11/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

- Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Cấu tứ và hình ảnh là một thứ rất quan trọng trong nghệ thuật để tạo nên mỗi câu chữ của nhà văn nổi bật trong bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư. Hãy cùng Topbee phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Nắng mới nhé!


Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Nêu lên cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ

b. Thân bài:

  • Hình ảnh nắng mới khơi gợi lên kí ức quá khứ của tác giả

+ Bức tranh làng quên gần gũi thân thuộc “gà trưa”

+ “Hắt” xuyên qua song cửa 

  • Tạo nên một không gian hiu hắt vắng lặng khi ở nơi xứ người không có mẹ.

+ Từ láy “xao xác”, “não nùng” một âm thanh xao động với nhịp thơ 2/2/3 đã nổi bật lên nghệ thuật lấy động tả tĩnh của tác giả

+  “Buồn rười rượi” một trạng thái buồn không nguôi khi nhớ về kí ức đó

     + Láy “chập chờn” càng cho thấy quá khứ một lúc hiện về rõ hơn trong tâm trí   nhà thơ

  • Kí ức về người mẹ

+ “Tôi nhớ mẹ thủa thiếu thời/ tôi lên mười” trực tiếp diễn tả nỗi nhớ mẹ

+ “áo trước giậu” gắn liền với hình ảnh người mẹ khi phơi áo nắng lên

+ Mẹ vẫn luôn ưởm đượm trong tâm trí, nhớ về dáng mẹ già đi

+ “Nét cười đen nhanh” nét đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa với hàm răng đen 

  • Mẹ hiền lên với sự tần tảo hiền dịu mà vô cùng ấm áp
  • Cách sử dụng hình ảnh nghệ thuật của nhà thơ từ hiện tại về quá khứ rồi từ quá khứ hùa về hiện tại. Cách viết thấm đượm độc giả với những xúc cảm riêng.

c. Kết bài: 

  • Khẳng định giá trị tác phẩm  và tài năng của tác giả.
Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư

 


Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

“Chiều chiều ra đứng ngó sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều”

Nỗi nhớ mẹ da diết không nguôi của người con gái khi xa nhà, nhớ về vòng tay ấm áp, những vết chai sần trên bàn tay mẹ, hình bóng người mẹ được nhiều tác giả dựng nên với một dáng vẻ mẫu mực tần tảo, không dám đối diện mà chỉ dám dãi bày qua những áng thơ, áng văn. Lưu Trọng Lư đã băn khoăn về điều này viết về người mẹ qua bài thơ Nắng mới là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất khi nói đến người mẹ. Qua đó thấy được thứ cấu tứ và hình ảnh thể hiện trong nó. 


Cấu tứ bài thơ Nắng mới

Hoài Thanh từng viết: “Chưa bao giờ ta thấy xuất hiện một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên, tha thiết dạo dực băn khoăn như Xuân Diệu”, mỗi người mối dáng vẻ nhưng đều là những nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ Mới. Trong đó Lưu Trọng Lư cũng một cái tên đi đầu trong phong trào đó, ông chắt lọc tiếp thu những giá trị và toát lên những ưu điểm của mình. “Nắng mới” nằm trong tập thơ “Tiếng thu” một tác phẩm đề cập tới tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu nỗi nhớ về người mẹ của mình. Nói về người mẹ thì có rất nhiều nhà thơ thành công trên áng văn chương của mình, nhưng Lưu Trọng Lư không chỉ nói đến sự tần tảo hy sinh mà ngoài ra còn mang đậm hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam, gắn liền với thôn quê. 

Ngay từ dòng đầu tiên tác giả đã ngậm ngùi nhớ về người mẹ qua lời đề từ: “Tặng hương hồn thầy mẹ” nỗi nhớ da diết mà sâu đậm, mẹ thiêng liêng hơn ai hết tình cảm giành cho mẹ là tất cả vô biên không gì so sánh được. Mở đầu với khung cảnh bình dị mà gần gũi của thiên nhiên quê hương:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác, gà trưa gáy não nùng”


Hình ảnh bài thơ Nắng mới

Hình ảnh “nắng mới”, “gà trưa” vô cùng thân quen ở một vùng quê bé nhỏ của chính nơi mình sinh ra nói riêng và thôn quê Việt Nam nói chung. ở đây tác giả sử dụng hình ảnh đối lập, nắng mới hiện lên với niềm hân hoàn chào đón một năng lượng mới còn xao xác, não nùng lại mang đến một không khí khác hẳn so với câu thơ trên. Trái ngược với vui tươi là ánh đượm buồn hắt hiu thanh vắng khi chỉ có xáo xác của tiếng gà và những âm thanh quen thuộc của thôn quê. Nó không còn vui tươi tấp nập như nắng mới. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh cái động của tiếng gà trưa càng làm rõ thêm cái mông lung cái tĩnh lặng. 

Nhân vật trữ tình đã trực tiếp thể hiện nỗi buồn khi nhớ về hồi ức quá khứ:

“Lòng rượi buồn theo thời dĩ vẵng

Chập chờn sống lại những ngày không”

Hai câu thơ dường như đã tái hiện lại những gì trong quá khứ của nhân vật, đặc biệt thể hiện qua từ láy “chập chờn” khi chúng ta liên tưởng tới hồi ức không liên tục. Những hồi ức lúc hiện về lúc gần lúc xa không liên tục, hiện về những dáng vẻ tảo tần của người mẹ bằng cách sử dụng từ hài hòa mà hấp dẫn. Lúc náo nhiệt khi lại hắt hiu thanh vắng cách dùng từ của tác giả cũng khiến người đọc ở một nơi xa cũng nhớ về mẹ mình. Cho dù có đi tận đâu đi chăng nữa không chỉ riêng gì tác giả mà ai cũng vậy đều muốn trở về vòng tay ấm áp của mẹ. Nhớ mẹ tác giả diễn tả cảm xúc đó qua:

“Tôi nhớ mẹ tôi thủa thiếu thời

Lúc người còn sống tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi”  

Tác giả miêu tả về người mẹ vô cùng tự nhiên mà chân thật gần gũi với tất cả mọi người. Tác giả không e ngại hay rụt rè khi nói về người mẹ của mình “tôi nhớ mẹ tôi thủa thiếu thời” nhân vật đã nhớ tới người mẹ cùng với những công việc thân quen mỗi khi ửng nắng lên thì mẹ sẽ phơi quần áo. Hình ảnh chiếc áo màu đỏ đã sặc sỡ màu đỏ tươi khi đó hòa quyện cùng ánh nắng tưởng chừng như đã tạo nên một bức tranh sáng rực bầu trời lan tỏa mọi ánh sáng tới không gian kẽ hở của vạn vật. Nó hoàn toàn trái ngược với hình ánh nắng xơ xác ở đoạn thơ trên phải trăng đó là một lời tâm tình nơi nào có mẹ nơi đó có ánh sáng, thiếu hơi mẹ là thiếu tất cả sự sống dường như vạn vật cũng vậy chỉ hắt hiu êm đêm lặng lẽ không một tiếng động nào cả. Hoài niệm của tác giả về quá khứ:

“Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”

Người mẹ hiện lên với hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam với phong tục nhuộm răng đen với thời xưa cái răng chính là tiêu chuẩn của cái đẹp “cái răng cái tóc là góc con người” đã là người phụ nữ Việt Nam thì luôn phải tuôn theo những phong tục đó tác giả đã nhìn và nghĩ về người mẹ của mình. Nét cười thẹn thùng những vạt áo che đi nhưng không thể nào dấu đi điều đó, cái đẹp không chỉ đên từ ngoại hình mà nó còn đến từ sự tảo tần hy sinh và khoan dung dưới cái thời tiết trưa hè nắng chói chang vẫn ân cần lao động.

Những hình ảnh quen thuộc nhìn từ cảnh vật để nhớ về người mẹ của mình dung những ngôn ngữ bình dị mà thân quen, miêu tả một người mẹ đáng kính, sự hy sinh tần tảo mà Lưu Trọng Lư muốn kể đến không chỉ riêng điều đó đồng thời nó còn nói lên nét đẹp thục nữ của người phụ nữ chính đại Việt Nam. Qua bài thơ Nắng mới không chỉ nói lên nỗi nhớ về mẹ, tác giả còn rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc biệt là sử dụng những cấu tứ và hình ảnh. Ông đan xen giữa hiện thực và quá khứ, giúp làm rõ hơn nỗi nhớ của người con, ngôn ngữ giản dị mà thân quen càng làm cho bài thơ gần gũi với người đọc hơn. 

Qua bài thơ Nắng mới giúp ta hiểu hơn về tình mẹ sâu sắc và tình yêu bao la rộng lớn không gì so sánh được, tình cảm có thể mất đi nếu ta không biết trân trọng những điều đó. Người mẹ trong thơ Lưu Trọng Lư đã làm rõ nét hơn về sự tảo tần đồng thời làm nổi bật lên hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đáng kính và đáng trân trọng. Ông cha ta vẫn thường hay tâm niệm với câu nói mà suốt thế hệ này sang thế hệ khác đều không quên: 

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Dẫu cho chúng ta đi đâu chăng nữa hãy nhớ rằng luôn có nhà để trở về với vòng tay ấm áp của mẹ!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question