image hoi dap
image hoi dap

Những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến

icon-time9/12/2023

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Nguyễn Khuyến trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. Với hơn 400 bài thơ bằng chữ Hán và chữ Nôm để lại cho đời, ông đã có những đóng góp không nhỏ cho văn học nước nhà. Cùng Topbee tìm hiểu những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến để thấy được thơ của ông hay ở điểm gì nhé!


Nguyễn Khuyến là ai?

Nguyễn Khuyến (1935-1909) sinh tại quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, phần lớn cuộc đời ông lại sống ở quê cha tại làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên gia đình nội ngoại ông đều có truyền thống đỗ tú tài, khoa bảng. Trải qua nhiều lần thi trượt, đến năm 1871 ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên và Hương nên được vua Tự Đức ban cờ biểu và thêm 2 chữ Tam Nguyên. Từ đó mọi người gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ.

Những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến - ảnh 1

Cuộc đời của Nguyễn Khuyến lớn lên trong giai đoạn đất nước suy vong, lệ thuộc hoàn toàn vào tay người Pháp. Sống trong một triều đại đã mục nát, tận mắt chứng kiến cảnh nô lệ, ông chán nản và bất lực.  Ông làm quan được 10 năm, giữ nhiều chức vụ rồi ông cáo quan về quê nhà để dạy học và sống đến hết đời.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất tốt đẹp, trong sạch, là một quan thanh liêm, chính trực. Suốt cuộc đời mình, ông luôn chan hòa, gần gũi, chân tình với những người dân nghèo khổ. Chính những phẩm chất đó mà ông đã sáng tác hơn 400 bài thơ về nông thôn, châm biếm, trào phúng để lại cho hậu thế tới ngày nay.


Những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến


Tiến sĩ giấy

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Nội dung: Bài thơ Tiến sĩ giấy mang đậm giọng điệu trào phúng, châm biếm. Mượn câu chuyện vịnh về một món đồ chơi của trẻ em, ông phê phán những kẻ mang danh tiến sĩ nhưng lại vô dụng trước vận mệnh của đất nước. Đồng thời, đây cũng chính là lợi tự trào đầy chua chát của chính tác giả, ông đã từng làm quan nhưng bất lực trước cuộc đời.


Chừa rượu

Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.

Nội dung: Bài thơ Chừa rượu khuyên răn chúng ta hãy bỏ rượu, không được uống rượu sẽ gây hại cho sức khỏe. Thế nhưng “chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa” cho thấy lí trí thì muốn bỏ rượu, nhưng thật chất trong lòng lại chẳng thể bỏ được. Thật ra, bỏ rượu không khó, thế nhưng, giữa thế sự loạn lạc, bất bình mà không thể làm gì được, chẳng thể thay đổi thì việc say rượu sẽ giúp người ta quên đi những bất công.


Vịnh sư

Đầu trọc lốc bình vôi,
Nhảy tót lên chùa ngồi.
Y a kinh một bộ,
Lóc cóc mõ ba hồi.
Cơm chẳng cần cá thịt,
Ăn rặt oản, chuối, xôi.
Không biết câu tình dục,
Đành chịu tiếng bồ côi.

Nội dung: Nguyễn khuyến tuy trọng vọng những bậc chân tu nhưng cũng không quên đùa cợt với các nhà sư không trọn đạo trong bài Vịnh sư. Bài thơ tả lại hình ảnh của một vị “chân tu” trong thời buổi nửa Tây nửa Tàu nhố nhăng, phức tạp. Cũng thật đáng buồn cười cho một nhà sư rất biết giữ thanh quy giới luật, không hề cần đến “thịt, cá” nhưng lại “Ăn rặt oản chuối xôi” Bài thơ phê phán những người lợi dụng cửa thiền chứ thực sự không phải muốn tu hành.


Ông phỗng đá

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Mà trơ như đá vững như đồng!
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?

Những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến - ảnh 2

Nội dung: Bài thơ trào phúng Ông phỗng miêu tả hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ. Thế nhưng ông mượn hình ảnh này để mỉa mai, đả kích những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước.


Thầy đồ ve gái góa

Ở goá thế gian này mấy mụ,
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy.
Yêu con cũng muốn cho thầy dạy,
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.

Nội dung: bài thơ phê phán những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm, với giá trị đạo đức truyền thống bị khuynh đảo bởi cái gọi là “khai sáng văn minh” mà thực dân Pháp mang tới. Đến cả thầy đồ là người có học thức nhưng đạo đức bị suy đồi, đánh mất lương tri trước tiền tài và danh vọng.


Hội Tây

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

Nội dung: Bài thơ Hội Tây miêu tả không khí vui vẻ của mọi người khi tham gia lễ hội của người Pháp. Thế nhưng, vui bao nhiêu thì lại nhục bấy nhiêu. Bọn Pháp vẽ ra đủ trò để mua vui,giải trí cho bọn thực dân nhưng thực chất là cách để chúng hạ nhục người dân nước Việt.


Đĩ Cầu Nôm

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích.
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu những như ai thì đĩ mốc.
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc,
Khá khen thay làm đĩ có tông.
Khắp giang hồ chẳng chốn nào không,
Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ cầu Nôm.

Những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến - ảnh 3

Nội dung: Bài thơ phê phán đạo đức xã hội bấy giờ xuống cấp, thối nát. Vì thế mà làm “đĩ gặp thời”, thậm chí còn trở nên có thanh thế. Với giọng điệu thơ chua chát, cay đắng mỉa mai, Nguyễn Khuyến thể hiện thái độ căm ghét bọn thực dân đã mang cái “văn minh” làm tha hóa giá trị sống của người Việt.


Hỏi thăm quan tuần mất cướp

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc, có đau không?
Bây giờ mới khẽ sầy da trán,
Ngày trước đi đâu mất mảy lông.
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!

Nội dung: Bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp là lời hỏi thăm của ông với người bạn làm quan tuần sau khi nghe tin nhà của bạn mình bị mất cướp. Tưởng chừng chỉ là lời hỏi thăm, thế nhưng nó lại ngầm vạch trần bộ mặt thật của lũ quan đương thời, họ là những tên bán nước, hại dân, cướp bóc của cải của dân chúng và rồi chính người dân đi cướp của nhà quan.


Gửi ông Đốc học

Ông làm Đốc Học mấy năm nay,
Gần đó mà tôi chưa được hay.
Tóc bạc răng long chừng bậc cụ,
Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy.
Học trò kẻ chợ trầu dăm miếng,
Khảo khóa ngày xưa quyển một chầy.
Bổng lộc như ông không mấy nhỉ,
Ăn tiêu nhờ được chiếc lương tây.

Nội dung: Bài thơ chỉ trích ông đô đốc học không có tài cán mà cũng làm thầy, chỉ có tài xu nịnh lũ người tây, hưởng bổng lộc nhờ người tây. 


Lời vợ anh phường chèo

Xóm bên đông có phường chèo trọ
Đương nửa đêm gọi vợ chuyện trò
Rằng: “ Ta thường làm quan to,
Sao người coi chẳng ra trò trống chi ?”
Vợ giận lắm mắng đi mắng lại:
“ Tuổi đã già sao dại như ri ?
Đêm hôm ai chẳng biết chi
Người ta biết đến thiếp thì hổ thay !
Ở đời có hai điều nên sợ:
Sống chết người, quyền ở trong tay
Thế mà chàng đã chẳng hay
Còn ai sợ đến phường này nữa chăng ?
Vả chàng vẫn lăng nhăng túng kiết
Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”

Nội dung: Mượn lời vợ anh phường chèo, Nguyễn Khuyến châm biếm bọn người dựa hơi quan, rồi ngỡ mình là quan có thái độ ngông nghênh, tự phụ. “Vua chèo”, “quan chèo” chỉ là những nhân vật trên sân khấu chèo, họ diễn để mua vui cho thiên hạ chẳng “khác chi thằng hề”. Thế nhưng lúc nào họ cũng nghĩ rằng trong thực tế mình cũng là quan, là vua. Lời vợ anh phường chèo hay chính là lời của Nguyễn Khuyến muốn gửi đến bọn quan lại bù nhìn trong triều lúc bấy giờ. Họ chính là những kẻ ngu, dốt nhưng vẫn đứng ra làm quan và cứ trơ trơ không biết nhục trước cảnh nô lệ.


Phân tích các tác phẩm thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến trong chương trình lớp 8


Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy

Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến là nhà khoa bảng, nhà thơ yêu nước tài danh thuộc thế kỷ XIX. Thơ ông thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó với quê hương, ẩn chứa trong những lời thơ là tấm lòng yêu nước cùng nỗi u uẩn trước thời thế. Ngồi bút tả cảnh của ông vừa chân thực vừa tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà điêu luyện. “Tiến sĩ giấy” là một trong những bài thơ nổi bật của Nguyễn Khuyến nằm trong chùm thơ trào phúng. Cứ mỗi dịp tết trung thu về hình nộm của ông tiến sĩ giấy lại xuất hiện. Hình tiến sĩ giấy thể hiện truyền thống hiếu học, trọng khoa bảng của dân tộc ta. Vào cuối thế kỷ XIX chế độ thực dân nửa phong kiến khiến cho nền văn hóa nho học nước lụi tàn. Xem thêm


Phân tích bài thơ Ông Phỗng đá

Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Văn Thắng. Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” thì Nguyễn Khuyến lại là “nhà thơ của nhân dân, làng cảnh Việt Nam”. Với những bài thơ gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm giữa người với người, phản ánh cuộc sống thuần khổ của người nông dân, châm biếm tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Xem thêm


Phân tích bài thơ Tự trào

Bài thơ "Tự Trào" là một tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam là một tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng của văn học Việt Nam, với nội dung sâu sắc và phong cách viết độc đáo. Trước khi bắt đầu phân tích, ta có thể nhìn nhận rằng bài thơ này tập trung vào việc thể hiện sự hối tiếc và tiếc nuối của tác giả đối với quá khứ, đồng thời thể hiện tình cảm thiêng liêng với đất nước và dân tộc. Xem thêm.


Phân tích bài thơ Hội Tây

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm suất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Với lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, giọng thơ gợi cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương. Trong thơ nôm ông là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Sống trong thời kỳ nước mất nhà tan, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Xem thêm


Phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp nổi bật cho nền văn học dân tộc đặc biệt là mảng thơ nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực. Châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược, bọn quan lại bán nước thể hiện tấm lòng yêu ái đối với dân với nước. Xem thêm

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question